7 sự kiện lịch sử trong sách giáo khoa không hẳn là sự thật, chúng ta đã bị lừa bấy lâu nay?

“Nhiều câu chuyện hay đã được tô vẽ quá nhiều. Mặc dù điều này tốt cho tiểu thuyết nhưng lại không đúng với lịch sử và không thể chấp nhận. Những giải thích không chính xác về các sự kiện lịch sử với nhiều giả thuyết đã dần trở thành những sự kiện trong sách giáo khoa theo thời gian”.

Dưới đây là danh sách của 7 sự kiện lịch sử nổi tiếng không đúng sự thật.

1. Shakespeare chưa bao giờ viết một tác phẩm nào? Tác giả là một người khác?

Shakespeare được sinh ra và lớn lên ở một nơi chỉ toàn buôn bán cừu, vì nơi sống như thế ông không thể có đầy đủ kiến thức đề viết về những điều phức tạp như chính trị, các âm mưu trong tòa án và nền văn hóa của các quốc gia khác nhau.

Hơn nữa, không chỉ có một chữ ký tác giả duy nhất. Hầu hết những tác phẩm của ông đều được ký khác nhau, thậm chí ngay cả tên của ông cũng được viết thành nhiều cách khác như: Shakespeare, Shake-speare, hay Shak-spear.

Giả thuyết này vẫn luôn bị phản đối nhưng cũng có những người ủng hộ như Charlie Chaplin, Mark Twain, và Sigmund Freud.

2. Marie-Antoinette không yêu cầu những người nông dân ăn bánh ngọt

Ngày nọ, Vương hậu Pháp Marie Antoinette đã nói những lời sau với người nghèo: “Nếu họ không có bánh mì, hãy cho họ ăn bánh ngọt”

Tuy nhiên tác giả đầu tiên đã viết câu nói đó là Jean-Jacques Rousseau cho biết, câu trên được nói bởi một vị vua nào đó.

Nhưng chắc chắn không phải Marie Antoinette vì khi ấy bà chỉ mới 9 tuổi và đang sống ở Áo. Một số lại nói rằng đúng là bà đã nói câu đó nhưng không có ý định khinh thường ai: theo luật tại thời điểm đó, những người làm bánh mì phải giảm giá vì khủng hoảng kinh tế. Có lẽ đó chính là điều mà nữ hoàng thực sự muốn nói.

3. Kim tự tháp không phải do nô lệ xây dựng

Herodotus là người đầu tiên viết về nô lệ trong công cuộc xây dựng các kim tự tháp. Tuy nhiên, vào thời của ông Kim tự tháp đã được dựng từ rất lâu rồi.

Vào đầu những năm 1990, các nhà khảo cổ đã tìm thấy những ngôi mộ của những người được cho là thực hiện xây dựng kim tự tháp.

Họ đã vinh dự được chôn rất gần với các pharaohs. Nghiên cứu về bộ xương của họ cho thấy những người này ăn rất khỏe và làm việc theo ca, vì vậy kết luận rõ ràng: họ là công nhân, không phải là nô lệ.

4. Khóa trinh tiết là một lời bịa đặt

Chuyện kể rằng một người đàn ông chuẩn bị tham gia cuộc chiến và đã đặt làm một cái đai bằng kim loại cho vợ, mục đích để cô không phản bội anh trong khi vắng nhà, và tất nhiên anh mang chìa khóa theo.

Tuy nhiên, không một người phụ nữ nào có thể mặc phụ kiện như thế quá một ngày, cuối cùng cô đã chết vì bị nhiễm trùng.

Loading…

Không một nguồn tin đáng tin nào của thời Trung Cổ nói về một vật như thế, vậy nên những chiếc đai được tìm thấy ngày nay chắc chắn là giả mạo.

5. Tượng nhân sư Giza mất mũi trước khi Napoleon đến Ai Cập.

Có một quan niệm sai lầm phổ biến rằng trong chiến tranh của Napoléon ở Ai Cập (1798-1801), ông đã ra lệnh cho lính tập bắn và xem tượng nhân sư là đích ngắm. Đó là nguyên nhân khiến tượng nhân sư Giza bị mất mũi.

Trên thực tế, mũi của tượng Nhân sư Giza đã mất trước khi Napoleon đến Ai Cập, điều này được chứng minh bởi một nhóm du khách trước khi chiến tranh Pháp xảy ra vài thập kỷ trước. Cũng có một số nguồn tin cho rằng chiếc mũi của tượng nhân sư Giza đã bị phá vỡ bởi một người Ả Rập vào thế kỷ 14.

6. Thư viện Alexandria đã bị phá hủy trước đám cháy nổi tiếng.

Hàng ngàn cuốn sách và kiến thức vô giá – tất cả được cho là đã bị đốt cháy trong cuộc tấn công của Julius Caesar vào Alexandria ở Ai Cập.

Nhưng thực tế Caesar hoàn toàn không phá hủy thư viện. Trước khi đến nơi, thư viện đã bị phá hủy hư hỏng nghiêm trọng bởi một kẻ thù khác và thậm chí trước đó đã có những tín đồ tôn giáo cuồng nhiệt phá hoại. Nhưng đó không phải vấn đề chính.

Lý do chính cho sự sụp đổ của thư viện Alexandrian nghe khá là vớ vẩn: do nhà nước giảm dần chi phí cho nhu cầu của thư viện. Học bổng đã bị bãi bỏ, và các nhà khoa học nước ngoài đã bị cấm thăm viếng tòa nhà. Cuối cùng, thư viện đã bị bỏ rơi.

7. Con ngựa thành Troy không hề tồn tại

Thật không may, không có nguồn nào khác ngoài The Homer’s The Iliad và The Aeneid của Virgil có thể cho chúng ta biết về Cuộc chiến thành Troy.

Điều này dẫn đến nhiều thần thoại được thêu dệt theo. Một số nhà nghiên cứu cho rằng không hề có con ngựa gỗ nào mà chỉ là một khối trông giống một con ngựa hay một vũ khí bao quanh, và nó được đặt tên theo vật. Dù thế nào thì câu chuyện về ngựa thành Troy vẫn chỉ là những câu chuyện.

Theo docxem

Related Posts

U40 có con, đạo diễn “trăm tỉ” Đức Thịnh chạy chữa đủ đường vì con 3 tuổi vẫn chưa gọi “mẹ”

Nhóc tì cu Tết – con trai thứ 2 của vợ chồng nghệ sĩ Thanh Thúy – Đức Thịnh đến nay đã được hơn 3 tuổi nhưng…

Lưu Diệc Phi đẹp không tỳ vết nhưng vẫn tự nhận là… xấu nhất họ

Lưu Diệc Phi luôn được ca ngợi là một trong những ngôi sao xinh đẹp nhất làng giải trí Hoa ngữ. Sở hữu nhan sắc mong manh,…

Sau đám cưới, Nhã Phương tích cực khẳng định chủ quyền với Trường Giang, đố ai đụng vào chồng chị

Theo như dự đoán của các fan thì cặp đôi này về quê nhà Trường Giang để chuẩn bị dự đám giỗ mẹ nam danh hài. Mới…

Gương vỡ lại lành, sau tất cả Hồ Quang Hiếu và Bảo Anh đã trở về bên nhau?

Bảo Anh và Hồ Quang Hiếu từng là một trong những cặp đôi đẹp nhất Vpop trước khi chia tay. Tuy nhiên thời gian gần đây nhiều…

Giật mình trước sự thật đằng sau những hình ảnh quảng cáo đồ ăn hấp dẫn

Bạn có biết rằng để có những tấm ảnh chụp những đĩa đồ ăn thơm ngon bắt mắt như trong quảng cáo hay các tạp chí, người…

Xuất hiện như gái Hàn sau ở ẩn, Min cũng đã theo trào lưu “bỏ đi hết xây lại từ đầu” của mỹ nhân Vbiz rồi đây!

Sau một thời gian ở ẩn, mới đây Min xuất hiện với gương mặt khác lạ khiến khiến nhiều người dấy lên tin đồn nữ ca sĩ…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *