‘Xập xệ nhưng mà rẻ’ – lựa chọn của sinh viên nghèo thuê trọ

Phòng trọ chật chội, ẩm mốc; nhà tắm dùng chung… nhưng giá thuê chỉ khoảng 600 – 700 nghìn là lựa chọn hợp lý nhất với những sinh viên chỉ được chu cấp chưa đến 2 triệu đồng mỗi tháng.

Nhiều sinh viên tỉnh lẻ lên Hà Nội học, vì điều kiện kinh tế khó khăn, phải thuê những phòng trọ có diện tích nhỏ, không khép kín, điều kiện an ninh không được đảm bảo. Trong ảnh là lối vào một khu trọ cấp 4 tại làng Nguyên Xá, gần khu vực Đại học Công nghiệp Hà Nội.
Khu vực này có khá nhiều dãy trọ giá trẻ, với các phòng san sát nhau thường thiếu ánh sáng, dễ ngập úng, nhiều muỗi. Những căn phòng này có diện tích khá nhỏ, trần nhà thấp. Cả một dãy trọ thường phải dùng chung một nhà vệ sinh.
Ưu điểm duy nhất của những dãy nhà trọ này là giá rẻ. Mỗi phòng ở đây giá chỉ 600 – 750 nghìn đồng.
Phòng nhỏ nên đồ đạc thường tràn cả ra ngoài.

Bá Chiến (sinh viên năm 3, Đại học Công nghiệp Hà Nội) sống trong một căn nhà cấp 4 ở Nguyên Xá với giá 700 nghìn đồng được hơn 2 năm.
Hàng xóm của Chiến cũng thuê một căn phòng tương tự. Cậu bạn này nấu nướng luôn trong phòng.
Những phòng trọ của các sinh viên nữ ở đây thường ngăn nắp hơn.
“Vì nhà tắm của chung nên các đồ dùng vệ sinh cá nhân như: kem đánh răng, bàn chải…bọn mình đều phải treo ở cửa sổ như này cả, không riêng phòng mình đâu mà phòng nào cũng vậy. Nếu dùng xong có để quên ở nhà tắm thì y như rằng ngày mai “không cánh mà bay”, Nhàn cho biết.
Không có tủ đồ nên cậu phơi quần áo thành một dãy dài trong phòng trọ, cả đồ mùa đông lẫn mùa hè.
Chiến chia sẻ: “Mỗi tháng bố mẹ mình chu cấp đủ để ăn uống, trả tiền phòng thôi, nhiều khi cũng không cố định một con số cụ thể, nhưng rơi vào khoảng 1,5 – 1,8 triệu đồng. Mà tháng nào em cũng âm, sinh viên mà anh, có bao nhiêu tiêu bấy nhiêu. Làm gì tiết kiệm được đồng nào”.

Vấn đề lớn nhất của các nữ sinh là việc tắm giặt, khi phải chung nhà vệ sinh. “Mình là con gái nên nhiều khi đi học về muộn, phải tắm đêm. Khu nhà tắm ở cuối dãy nhà trọ kia mà phòng mình ở đầu dãy nên mỗi lần đi tắm cũng sợ vì ở đó khá tối, bóng điện cũng chập chờn. Mỗi lần tắm đều phải kêu thêm bạn cùng phòng đứng ngoài canh cửa. Đêm nào muộn quá thì thôi”, bạn Thảo – sinh viên năm hai – chia sẻ.
Thanh Nhàn, một sinh viên năm cuối ĐH Công nghiệp Hà Nội, tâm sự: “Không khép kín, nhà tắm phải chung với rất nhiều người, lúc tắm mình phải chờ đợi, có hôm rất là lâu. Mùa hè thì còn đỡ, chứ mùa đông tắm mới đáng sợ. Cứ phải mượn mấy cái phích nước ở phòng bên, đun rất nhiều nước đổ vào các phích rồi mang vào nhà tắm để tắm dần”.
Khung cảnh bên ngoài một dãy trọ khác.
Khi được hỏi một chiếc khóa cỏn con này thì làm sao có thể đảm bảo an toàn cho căn phòng của mình, Thế Tài – sinh viên năm cuối – hài hước chia sẻ: “Anh thử nhìn quanh phòng em xem có gì đáng giá ngoài chiếc laptop không? Nói chung cũng hên xui anh ạ, với lại nhìn căn nhà cấp 4 thế này, trộm cũng chẳng buồn vào đâu”.

Theo vnexpress

Related Posts

Bà ngoại háo hức đón cháu về nghỉ hè, mới 1 tuần đã gọi điện hỏi: Rồi chừng nào tụi nhỏ đi học lại

Các cháu không sống cùng ông bà nên ông bà rất mong cháu về. Vậy mà chỉ trông được tuần mà ông bà đã sợ khiếp vía…

Danh tính em gái Ngân 98, da trắng như Bạch Tuyết, sở hữu cặp ‘đào tiên’ hơn 1 mét

Ngân 98 là cái tên hot nhất nhì CĐM bởi những màn khoe thân táo báo đến phản cảm và gần đây nhất là chuyện tình thị…

Bi kịch người phụ nữ “hóa điên” vì bị chồng nhờ bạn thân “giở trò” để kiếm cớ ly hôn

Cһɪ̉ ᴠɪ̀ ᴋһôпɡ ᴍᴜốп ᴄһɪɑ тàɪ ѕảп ᴄһᴏ ᴠợ ᴋһɪ ʟʏ һôп, ᴄһồпɡ ᴄһị ᴆã пɡһɪ̃ гɑ ᴍộт ᴋế һᴏạᴄһ ᴄựᴄ ᴋỳ тһâᴍ ᴆộᴄ, ᴆớп һèп… Cһúпɡ…

Một bài học trả giá quá đắt: Ngồi cạnh tài xế, đừng bao giờ đặt chân lên táp-lô nhé

Tôi tin rằng rất nhiều người khi ngồi cạnh người tài xế đều có một thói quen là đặt chân lên táp-lô. Bởi lẽ để chân như…

Đàn bà khôn: 4 việc không dừng, 3 thứ không thiếu và 2 người không đợi

Đàn bà khôn không dừng 4 việc, không thiếu 3 thứ và không đợi 2 người này. Có làm được như thế đàn bà mới mong không…

Chàng trai bắt được con cá lớn liền chụp ảnh khoe, may thay dân mạng đã cứu anh

Khá nhiều người, nhất là các bạn trẻ, thường có thói quen ‘check-in’ trước khi ăn uống. Một chàng trai Nhật Bản trước khi chế biến cá đã…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *