Việc mua bảo hiểm y tế trong thời kì mang thai luôn được xem là một lựa chọn thông minh đối với mẹ bầu. Tuy nhiên, nhiều trường hợp sinh con quá khó dẫn đến việc mẹ bầu bắt buộc phải chuyển viện lên tuyến trên hoặc ở các bệnh viện thuộc thành phố lớn có kinh nghiệm về việc sinh nở như Tp.Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Điều này đã khiến cho không ít mẹ bầu phải hoang mang và lo lắng về việc sau sinh có được thanh toán tiền bảo hiểm hay không. Vậy nên hôm nay đọc được thông tin rất vui về việc sinh con trái tuyến vẫn được hưởng 80% BHYT em liền chia sẻ ngay với các mẹ để mẹ nào rơi vào trường hợp trên nắm rõ nhé.
Về Bảo hiểm y tế
Điều 22, luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định:
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.
3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
4. a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
5. b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
6. c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016”.
Theo đó, nếu phụ nữ tham gia BHYT theo đối tượng người lao động và nếu không thuộc đối tượng tham gia BHYT nào khác theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì khi đi khám, chữa bệnh (bao gồm cả khi đi sinh con) thì người lao động sẽ được chi trả 80% chi phí khám, chữa bệnh theo điểm điều khoản 1 Điều 22 Luật này.
Trường hợp người lao động khám chữa bệnh trái tuyến thì vẫn được chi trả BHYT theo mức hưởng với tỷ lệ quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 như trên.
Như vậy các mẹ lưu ý nha, khi muốn được hưởng 80% chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi chi trả của bảo hiểm y tế thì phải có giấy chuyển tuyến.
Về Bảo hiểm xã hội
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, khi người lao động sinh con sẽ được hưởng chế độ thai sản khi đáp ứng điều kiện:
– Lao động nữ sinh con
– Đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đáp ứng 2 điều kiện: đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên và trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con, phải đóng BHXH từ 3 tháng trở lên.
Khám chữa bệnh BHYT và chế độ thai sản trong BHXH là 2 quyền lợi, chế độ khác nhau và có các điều kiện hưởng riêng biệt. Do đó, khi mẹ bầu sinh con tại bệnh viện trái tuyến chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi BHYT chứ không ảnh hưởng đến việc hưởng chế độ thai sản.
Đặc biệt khi đi sinh, mẹ bầu cũng đừng quên chuẩn bị sẵn những giấy tờ sau để mang theo nhé:
– Sổ khám thai, các phiếu siêu âm trong quá trình mang thang, X quang, ECG (nếu có) và các phiếu xét nghiệm trong thời kỳ mang bầu.
– Mẹ bầu cần mang sổ hộ khẩu bản gốc, KT3 – những nơi chấp thuận cho làm giấy khai sinh của sản phụ.
– Khi đi sinh cần mang theo chứng minh nhân dân bản gốc hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh của sản phụ.
– Nếu có thẻ BHYT hoặc BHXH, mẹ bầu đừng quên mang theo nhé.
Các loại giấy tờ cần phô tô mỗi loại một bản như sau:
– Hộ khẩu của sản phụ
– Chứng minh nhân dân của sản phụ
Một vài thông tin trên đây hy vọng sẽ giúp các mẹ bầu đang có dự định sinh con trái tuyến bớt đi phần nào thắc mắc và lo lắng ạ.
Theo WTT