Thủy sản xuất khẩu nhiễm kháng sinh bị trả về cho tiêu thụ trong nước

Từ đầu năm 2014 đến tháng 9/2015, gần 32.000 tấn thủy sản Việt Nam xuất khẩu đi các nước bị trả về vì có dư lượng chất kháng sinh vượt mức cho phép, đóng sai quy cách,… đã được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đi các thị trường khác.

Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm Thủy sản (Nafiquad) – Bộ NN&PTNT cho biết: Trong 9 tháng qua, Việt Nam có 542 lô hàng thủy sản của 110 công ty xuất khẩu bị 38 nước nhập khẩu trả về. Trung bình mỗi doanh nghiệp có 5 lô hàng không đảm bảo chất lượng bị trả về, cá biệt, có một doanh nghiệp xuất khẩu bị trả về đến 70 lô hàng.

Báo động tình trạng thủy sản xuất khẩu bị trả về vì tồn dư kháng sinh (Ảnh minh họa)
Báo động tình trạng thủy sản xuất khẩu bị trả về vì tồn dư kháng sinh (Ảnh minh họa)
Các lô hàng bị cảnh báo chủ yếu là do không đáp ứng được yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATT). Nhiều cơ sở nuôi trồng thủy sản chưa tuân thủ đúng thời gian ngừng sử dụng thuốc trước khi thu hoạch đối với một số hóa chất, kháng sinh được phép sử dụng dẫn đến tình trạng tồn dư chất kháng sinh trong thủy sản vượt mức cho phép ở nhiều nước nhập khẩu.

Theo ông Nguyễn Như Tiệp, tình trạng này đã diễn ra trong nhiều năm qua, phía cơ quan chức năng và doanh nghiệp đã có nhiều giải pháp để khắc phục nhưng trên thực tế, kết quả vẫn còn rất hạn chế. Công tác kiểm soát ATTP thủy sản xuất khẩu mặc dù đã có chuyển biến nhưng chưa được rõ nét.

Báo động tình trạng thủy sản xuất khẩu bị trả về vì tồn dư kháng sinh (Ảnh minh họa)
Báo động tình trạng thủy sản xuất khẩu bị trả về vì tồn dư kháng sinh (Ảnh minh họa)

“Các thị trường cảnh báo rằng, nếu chúng ta không có biện pháp quyết liệt để giảm thiểu tình trạng sử dụng kháng sinh có thể dẫn đến hậu quả các thị trường nhập khẩu áp dụng chế độ kiểm soát tăng cường,” ông Tiệp nói.

Giải thích việc 32.000 tấn thủy sản xuất khẩu bị trả về trong thời gian qua, ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết: Số hàng bị trả về không chỉ do nhiễm kháng sinh vượt chỉ tiêu cho phép mà còn nhiều nguyên nhân khác như tàu đưa nhầm cảng, bao bì, nhãn mác không đúng tiêu chuẩn, bị rách, ghi sai quy cách, điều kiện bảo quản khi vận chuyển không tốt…

Theo ông Đông, lô hàng thủy sản bị trả về dư lượng kháng sinh vượt ngưỡng nước này nhưng nước khác vẫn chấp nhận vì tiêu chuẩn mỗi nước một khác. Do vậy, số hàng trên được cho về tiêu thụ nội địa hoặc xuất khẩu sang các nước khác.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám nhận định: Tình hình trên là rất nguy cấp và yêu cầu các cơ quan chức năng có kế hoạch khẩn cấp về kiểm soát tồn dư kháng sinh trong thủy sản, nhất là với các sản phẩm xuất khẩu để giảm tình trạng cảnh báo từ các thị trường nhập khẩu và tránh tình trạng bị ngừng xuất khẩu.

Theo Dân Trí

Related Posts

Bà ngoại háo hức đón cháu về nghỉ hè, mới 1 tuần đã gọi điện hỏi: Rồi chừng nào tụi nhỏ đi học lại

Các cháu không sống cùng ông bà nên ông bà rất mong cháu về. Vậy mà chỉ trông được tuần mà ông bà đã sợ khiếp vía…

Danh tính em gái Ngân 98, da trắng như Bạch Tuyết, sở hữu cặp ‘đào tiên’ hơn 1 mét

Ngân 98 là cái tên hot nhất nhì CĐM bởi những màn khoe thân táo báo đến phản cảm và gần đây nhất là chuyện tình thị…

Bi kịch người phụ nữ “hóa điên” vì bị chồng nhờ bạn thân “giở trò” để kiếm cớ ly hôn

Cһɪ̉ ᴠɪ̀ ᴋһôпɡ ᴍᴜốп ᴄһɪɑ тàɪ ѕảп ᴄһᴏ ᴠợ ᴋһɪ ʟʏ һôп, ᴄһồпɡ ᴄһị ᴆã пɡһɪ̃ гɑ ᴍộт ᴋế һᴏạᴄһ ᴄựᴄ ᴋỳ тһâᴍ ᴆộᴄ, ᴆớп һèп… Cһúпɡ…

Một bài học trả giá quá đắt: Ngồi cạnh tài xế, đừng bao giờ đặt chân lên táp-lô nhé

Tôi tin rằng rất nhiều người khi ngồi cạnh người tài xế đều có một thói quen là đặt chân lên táp-lô. Bởi lẽ để chân như…

Đàn bà khôn: 4 việc không dừng, 3 thứ không thiếu và 2 người không đợi

Đàn bà khôn không dừng 4 việc, không thiếu 3 thứ và không đợi 2 người này. Có làm được như thế đàn bà mới mong không…

Chàng trai bắt được con cá lớn liền chụp ảnh khoe, may thay dân mạng đã cứu anh

Khá nhiều người, nhất là các bạn trẻ, thường có thói quen ‘check-in’ trước khi ăn uống. Một chàng trai Nhật Bản trước khi chế biến cá đã…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *