Sự thật rớt nước mắt đằng sau hình ảnh con tôm bọc giấy trong túi quần: ‘Người hùng’ thầm lặng của đời con!

Không ngọt ngào như tình mẹ nhưng tấm chân tình thầm lặng của những người cha dành cho con của mình vẫn luôn là những ký ức mãi không phai trong đời một đứa trẻ. Nếu mẹ có công sinh thành thì chính người cha sẽ giữ trọng trách giáo dưỡng bởi đó trong mắt đứa trẻ, cha là một người hùng khi có thể biến mọi ước mơ của con thành sự thật.

Hôm qua trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh ông bố đi ăn cỗ nhưng không ăn tôm, bọc lại bằng khăn giấy bỏ vào túi quần để mang về cho con thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng. Thói quen “ăn cỗ chia phần” ở một số vùng miền cũng được bàn tán không ngớt. Hầu hết đều cho rằng đây là tục lệ tốt đẹp và chất chứa cả một bầu trời tuổi thơ của không ít người.

Con tôm chiên được bọc giấy ăn trong túi quần người đàn ông khiến nhiều người cảm động – Ảnh: Facebook

Đến tối cùng ngày, cộng đồng mạng tiếp tục chia sẻ hình ảnh một ông bố đi ăn cỗ không quên lấy phần cho con một túi tôm thơm ngon. Tuy nhiên, có thể vì sợ uống say sẽ quên hoặc sợ ai lấy mất nên ông bố này buộc luôn túi tôm vào lưng quần…cho chắc. Có lẽ đứa con ở nhà thích ăn tôm nên người đàn ông mới không ăn mà gói đem về. Dân mạng được phen cười không ngớt khi chứng kiến hình ảnh vừa cảm động vừa hài hước này.

Chắc hẳn ngày bé ai trong số chúng ta cũng ít nhất 1 lần được trải nghiệm cảm giác thích thú, chờ mong mỗi khi bố mẹ đi ăn cỗ về, bởi thế nào cũng có vài quả cam, múi bưởi, miếng bánh nhỏ, hoặc miếng thịt gà, nắm xôi… mà bình thường chẳng có để ăn, vì toàn đồ ăn thuộc “phân khúc quý tộc”, không phải gia đình nào cũng được ăn hàng ngày.

Lớn lên một chút, chúng ta bắt đầu biết ngại ngùng xấu hổ khi thấy bố mẹ vui vẻ xách đồ ăn thừa về. Vẫn là những miếng ngon được bố mẹ chọn riêng cẩn thận để dành cho con, nhưng chúng ta đã biết đến “sĩ diện”, nên không còn háo hức nhận túi đồ ăn như xưa nữa. Đến lúc trưởng thành, đi làm, thì chúng ta dần dần quên đi thói quen của bố mẹ, để rồi khi bắt gặp hình ảnh một người cha gói con tôm trong tờ giấy, lòi cả ra ngoài túi quần lại bỗng thấy rưng rưng.

Màn ăn cỗ chia phần chắc chắn nhất năm khiến người xem vừa cảm động vừa không thể nhịn cười – Ảnh: Facebook

Ban đầu khi trông thấy con tôm thò cả râu ra ngoài túi quần người đàn ông ăn vận chỉnh tề, ai cũng cười ngặt nghẽo vì hài hước. Chưa ăn cỗ xong xuôi đã vội gói mang về, ông chú này cũng thật vui tính. Có lẽ chú ấy nên xin gia chủ một chiếc túi nilon để buộc lại xách về thì sạch sẽ hơn, lại lịch sự, chứ quấn mỗi tờ giấy ăn như thế có vẻ không ổn lắm.

Tuy nhiên, sau khi cười vì con tôm thò râu ngo ngoe trông khá kỳ cục trong túi quần của chú ấy, thì không ít người cảm thấy chạnh lòng. Những kỷ niệm ấu thơ bỗng tràn về, mang theo tình yêu thương ấm áp của bố mẹ dành cho con: “Bỗng dưng nhớ bố quá”; “Lúc nào cũng giãy nảy lên không chịu cầm đồ ăn thừa bố mẹ đưa, giờ đi học xa nhà muốn một miếng thịt gà gói trong giấy vở cũng chẳng có nữa”; “Bố mình ngày xưa đi máy bay, hay du lịch ở khách sạn nào cũng cất bánh ngọt, đồ ăn, hoặc gói dầu gội xà phòng bé xíu mang về cho mình”; “Chẳng ai đối xử tốt vô điều kiện với con như bố mẹ cả, bất chấp thể diện vì con”…

Đây không phải lần đầu tiên cộng đồng mạng xúc động về bức ảnh chụp lại khoảnh khắc hy sinh của người cha. Trước đó, đã có một câu chuyện gây xúc động nhất mạng xã hội, với hơn 6 ngàn lượt chia sẻ khắp nơi chính là minh chứng thiết thực nhất cho câu nói: “Dù cha không phải là người hoàn hảo,nhưng cha vẫn luôn yêu con theo cách hoàn hảo nhất.”
Đó là một người đàn ông trung niên tay chân lấm lem, khuôn mặt khắc khổ. Chú ghé mua chiếc balo chống gù cho cô con gái 7 tuổi, còn chu đáo chuẩn bị thêm 1 chiếc thiệp xinh xắn. Cầm chiếc bút loay hoay một lúc, chú ngại ngùng nhờ nhân viên: ‘Cô viết hộ tui ít chữ, lâu quá không đụng tới giấy bút, sợ viết xong bé Nhím nó không đọc được chữ nào thì khổ!’

‘Gửi Nhím,

Hứa với Nhím mua cái balo này từ lâu rồi mà mãi tới bây giờ ba mới mua được. Nhím đừng buồn ba nha.Từ hồi mẹ đi, ba biết con thiếu thốn nhiều, ba chẳng mua cho con được bộ đồ nào ra hồn cả, balo đi học của con cũng là dùng lại của chị dùng rồi. Giờ có balo mới rồi, con nhớ giữ gìn nha. Ráng học cho thiệt giỏi nha bé Nhím.’

Hỏi ra mới biết, chú đang “gà trống nuôi con”. Gia cảnh khó khăn, từ hồi vào lớp 1, bé Nhím – con gái chú chỉ toàn dùng đồ của người chị hàng xóm để lại. Tuy vậy bé rất ngoan, chẳng bao giờ đòi hỏi gì.

Nay gần tới sinh nhật, biết bé thích balo này từ lâu, thấy mấy bạn đeo là thích lắm, cứ ngắm nghía mãi.

Người cha mái tóc điểm bạc, thân hình còm cõi tỉ mỉ chọn lựa thật kỹ một chiếc ba lô xinh xắn để hoàn thành lời hứa của ông với cô con gái nhỏ ngoan ngoãn của mình, cùng với chiếc ba lô là một lời xin lỗi cảm động vì ông đã để con phải chờ lâu đã khiến không ít trái tim rung cảm và không thể kiềm được nước mắt.

Nhím – cô bé 7 tuổi trong câu chuyện có thể không phải đứa trẻ được sống trong gia đình trọn vẹn, có đầy đủ vật chất nhưng có lẽ lại là đứa trẻ hạnh phúc nhất khi có được một người cha hoàn hảo như vậy. Chiếc ba lô chống gù với nhiều người là chỉ là một vật dụng thường ngày có thể dễ dàng mua được, nhưng với gia đình đơn chiếc này chắc chắn là thứ tài sản rất lớn mà phải khá đắn đo người cha mới có thể mua được cho con gái cưng của mình.

Những hình ảnh rất đỗi chân chất, nó chân thật hơn bất kì lời yêu thương nào dù hơi có phần buồn cười nhưng lại thấm đẫm tình yêu thương của bố. Bố luôn là vậy, thầm lặng nhưng lúc nào cũng làm mọi cách để mang đến cho con những điều tốt đẹp nhất.

Những câu chuyện cảm động về tình yêu của bố chúng ta có thể đọc được, thấy được ở khắp nơi nhưng trong lòng mỗi đứa con luôn có người cha vĩ đại của riêng mình. Có thể tình yêu đó rất nghiêm khắc, rất khó tính, lạnh lùng, nhưng sau tất cả đó là những bài học tốt nhất giúp ta trưởng thành trước những khó khăn trong cuộc sống.

Một tuổi, con lững chững tập đi, ngã không biết bao lần, mẹ xót xa muốn đỡ, nhưng bố bảo hãy để con tự đứng lên.

Ba tuổi, con lần đầu đến nhà trẻ, cảm xúc xa lạ khiến con không chịu buông tay, mẹ mủi lòng không nỡ. Bố gỡ tay, để con cho cô giáo rồi kéo mẹ về thật nhanh.

Lên cấp 1, vì món đồ yêu thích con đánh nhau với bạn đến xây xước chân tay. Mẹ đau lòng không thôi, bố lại phạt con thật nặng, bắt con phải xin lỗi.

Lên cấp 2, con vì mải game mà bỏ bê học hành, trốn học theo lũ bạn ngồi quán nét. Mẹ tức giận muốn đánh đòn, bố chỉ lặng lẽ đưa con đến trại trẻ mồ côi – nơi những đứa trẻ khát khao được đi học, được đến trường nhưng vì cuộc sống mưu sinh mà không thể.

Lớn hơn, con theo bạn bè học hút thuốc, uống rượu, mẹ khóc cạn nước mắt còn bố chỉ ngồi xuống kể con nghe về căn bệnh ung thư phổi của ông nội. Con cùng bạn đi khắp nơi, kéo dài hành trình tuổi trẻ, mẹ lo lắng không thôi, không muốn con đi. Bố lại để con đi và mong con thấy được thế giới bao la ngoài kia.

Lần đầu đi học đại học xa nhà, mẹ dặn con không được làm cái này, tránh cái kia. Lo con ngủ không ấm, ăn không no, sợ con bị bắt nạt thì bố lại dạy con hãy cứ tự tin đối mặt với những việc dù là con muốn hay không muốn. Chỉ cần là việc tốt thì đừng ngại khó khăn.

Cha luôn yêu thương con theo cách hoàn hảo nhất

Vậy đấy, bố mẹ luôn có cách riêng để yêu thương chúng ta, chỉ là đôi khi bản thân lại luôn nhìn thấy sự quan tâm yêu chiều hàng ngày của mẹ, mà bỏ quên ánh mắt dõi theo, đồng hành của bố trên hành trình trưởng thành. Bởi đôi lúc sự nghiêm khắc làm ta cảm thấy bố không thương mình, khiến cho tình cảm của 2 người thêm xa cách. Nhưng phải đến lúc tự mình chống đỡ với thế giới ngoài kia bạn mới biết những lần dạy bảo của bố đáng giá như thế nào.

Có một điều buồn cười, chúng ta rất dễ nói lời yêu thương ai đó, ngoại trừ cha của mình. Nói một câu yêu thương vốn là điều rất dễ dàng, nhưng sao khi dành cho cha lại trở nên khó khăn như thế?

Những người con thường tự lừa dối bản thân rằng thời gian, khoảng cách đang đẩy mình và cha ngày một xa nhau. Nhưng dù có vượt qua được hàng trăm nghìn cây số, quay lại cách đây vài năm, liệu bạn có chắc sẽ vượt qua được sự ngại ngùng và vô tâm của những người đang trẻ?

Vì tình yêu của cha dành cho các con là vô điều kiện nên món quà cha mong đợi không phải vật chất, mà là được thấy con hạnh phúc và trưởng thành. Một cuộc điện thoại, một cái ôm, hay sự quan tâm bình dị nhưng chân thành của bạn sẽ khiến cha cảm thấy ấm áp.

Cuộc đời này quả có nhiều điều nghịch lí, chúng ta cứ mải mê tìm kiếm một người hùng ở tận đâu xa tít tắp nơi chân trời góc bể mà chẳng nhận ra đã có một người tình nguyện là người hùng suốt đời ở ngay trước mắt. Người hùng ấy chẳng bao giờ để lộ mặt, chẳng bao giờ muốn chúng ta cảm thấy biết ơn, chẳng bao giờ mong chúng ta đền đáp mà đơn giản chỉ muốn chúng ta hạnh phúc trọn đời. Và người hùng ấy được chúng ta gọi là Cha!

Theo WTT

Related Posts

Bà ngoại háo hức đón cháu về nghỉ hè, mới 1 tuần đã gọi điện hỏi: Rồi chừng nào tụi nhỏ đi học lại

Các cháu không sống cùng ông bà nên ông bà rất mong cháu về. Vậy mà chỉ trông được tuần mà ông bà đã sợ khiếp vía…

Danh tính em gái Ngân 98, da trắng như Bạch Tuyết, sở hữu cặp ‘đào tiên’ hơn 1 mét

Ngân 98 là cái tên hot nhất nhì CĐM bởi những màn khoe thân táo báo đến phản cảm và gần đây nhất là chuyện tình thị…

Bi kịch người phụ nữ “hóa điên” vì bị chồng nhờ bạn thân “giở trò” để kiếm cớ ly hôn

Cһɪ̉ ᴠɪ̀ ᴋһôпɡ ᴍᴜốп ᴄһɪɑ тàɪ ѕảп ᴄһᴏ ᴠợ ᴋһɪ ʟʏ һôп, ᴄһồпɡ ᴄһị ᴆã пɡһɪ̃ гɑ ᴍộт ᴋế һᴏạᴄһ ᴄựᴄ ᴋỳ тһâᴍ ᴆộᴄ, ᴆớп һèп… Cһúпɡ…

Một bài học trả giá quá đắt: Ngồi cạnh tài xế, đừng bao giờ đặt chân lên táp-lô nhé

Tôi tin rằng rất nhiều người khi ngồi cạnh người tài xế đều có một thói quen là đặt chân lên táp-lô. Bởi lẽ để chân như…

Đàn bà khôn: 4 việc không dừng, 3 thứ không thiếu và 2 người không đợi

Đàn bà khôn không dừng 4 việc, không thiếu 3 thứ và không đợi 2 người này. Có làm được như thế đàn bà mới mong không…

Chàng trai bắt được con cá lớn liền chụp ảnh khoe, may thay dân mạng đã cứu anh

Khá nhiều người, nhất là các bạn trẻ, thường có thói quen ‘check-in’ trước khi ăn uống. Một chàng trai Nhật Bản trước khi chế biến cá đã…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *