“Nhân quả báo ứng” chính là làm thiện được quả báo thiện, còn làm các điều ác bị quả báo ác. “Luật nhân quả” chính là phương thức, qui tắc cùng định luật cố định của nhân quả báo ứng.
Còn nói rõ hơn, những hành vi thuộc ác chủ yếu là “thập ác và ngũ nghịch”. Mỗi hành vi xấu ác, đều phải chịu ác báo tương xứng với hành vi đó. Vả lại, căn cứ vào những hành vi xấu ác nặng hay nhẹ mà có quả báo khác nhau. Nhân quả báo ứng của việc thiếu nợ là gì, hãy cùng đọc câu chuyện dưới đây:
Chuyển sinh làm trâu ngựa để trả nợ
Trên trang mạng Chánh Kiến có một bài viết rất hay: “Kiếp trước kiếp này: Người chưa bao giờ cưỡi lừa”. Tác giả Đường Hiểu Vu quen biết một người đàn ông có khả năng nhìn thấy tiền kiếp, ông luôn kể rằng chuyện động vật luân hồi chuyển sinh là hoàn toàn có thật.
Cũng bởi vậy, ông chưa bao giờ cưỡi lừa, cho dù đi đường xa có mệt tới đâu ông cũng đều dắt lừa mà đi. Trâu cũng vậy, ông không bao giờ ngồi lên nó mà cưỡi. Nguyên nhân là bởi ông có thể nhìn thấy kiếp trước của một sinh mệnh, nhìn thấy những con lừa và trâu là bạn thân hoặc người nhà trong tiền kiếp nên ông không dám cưỡi.
Ông nói, thông thường các loại súc vật trong nhà như trâu, bò, ngựa, lợn… đều là con người chuyển thế để trả nợ. Kiếp trước thiếu nợ của gia đình nào đó không trả hoặc không trả được thì kiếp này phải hóa thành trâu ngựa để trả nợ, thiếu nợ thứ gì hay thiếu nợ của ai đều nhất định phải hoàn trả.
Trong dân gian người ta vẫn thường coi lời thề là lời nói gió bay, nên mới tuỳ tiện thề rằng:“Kiếp sau xin được làm trâu làm ngựa để báo đáp”. Đây thực sự không phải là lời nói đùa, nếu thực sự kiếp này không hoàn trả kiếp sau nhất định phải trả. Đó là quy luật bất biến trong vũ trụ này.
Ông còn kể lại một câu chuyện có thật của chính người hàng xóm. Gia đình người hàng xóm nọ có 3 anh em trai, cha của họ đã qua đời. Vài năm sau, trong một lần đi chợ người hàng xóm phát hiện con lừa ở làng bên cạnh chính là cha của anh ta chuyển thế.
Kiếp trước thiếu nợ nên kiếp này ông phải hóa thành lừa để báo đáp. Vì thương cha, ba anh em liền bàn nhau mua lại con lừa về nhà chăm sóc bởi họ tin rằng nợ nghiệp nhất định phải hoàn trả.
Vậy nhân quả là có thật hay không?
Vào thời Trung Hoa Dân Quốc, một cư sĩ tên là Uông Hiểu Viên ra chợ thì nhìn thấy vị hòa thượng đang đứng nhìn chằm chằm vào hàng thịt lợn mà rưng rưng nước mắt. Lấy làm lạ vị cư sĩ liền tiến lại gần và hỏi thăm duyên cớ, lão hòa thượng trầm ngâm hồi lâu và kể lại với giọng bùi ngùi:
“Tôi có thể nhớ rõ hai đời trước của mình. Kiếp trước khi được làm người, tôi từng làm nghề đồ tể. Tôi sống đến hơn 30 tuổi thì chết. Vong hồn của tôi bị mấy tên quỷ trói lại và đưa đi. Diêm La vương trách phạt tôi vì tội giết hại quá nhiều súc vật, nghiệp lực trầm trọng nên đã lệnh cho quỷ áp giải tôi đến nơi chuyển luân nhận báo ứng.
Lúc ấy tôi rất hoảng hốt, mơ mơ màng màng giống như bị uống rượu say không biết gì, chỉ có cảm giác toàn thân nóng đến mức không chịu được. Trong chốc lát lại cảm thấy toàn thân mát lạnh, rồi chỉ trong nháy mắt đã giáng sinh vào một chuồng lợn.
Sau khi cai sữa, mặc dù thấy thức ăn rất bẩn, nhìn đã thấy buồn nôn, nhưng chỉ vì quá đói bụng nên bất đắc dĩ hàng ngày tôi phải miễn cưỡng ăn hết.
Phật Đà cảnh báo thế nhân: Trong đại dương mênh mông rộng lớn, miếng gỗ đục lỗ tròn trôi dạt vô định. Trong biển sâu có một con rùa mù, một trăm năm nổi lên mặt nước một lần, va phải lỗ hổng miếng gỗ. Khi một người mất đi nhân thân, cơ hội có lại được thấp hơn rất nhiều việc con rùa chui vào cái lỗ trên miếng gỗ. Những sự gì chúng ta nhìn thấy ở đời này, đều là nhân quả của kiếp trước người đó hay bản thân chúng ta từng làm.
Theo anlanh