Ai Cập luôn là nơi khiếp đảm của những nữ phóng viên khi nhận nhiệm vụ tác nghiệp tại đây. Và nữ phóng viên cấp cao người Mỹ đã trở thành nạn nhân của một vụ xâm hại tập thể khiến cô tổn thương sâu sắc về cả thể xác lẫn tinh thần.
40 phút kinh hoàng nhất cuộc đời
Tháng 2/2011, vụ việc nữ phóng viên người Lara Logan của kênh CBS đã bị đánh đập và xâm hại bởi 200 người đàn ông lực lưỡng đã gây chấn động dư luận.
Cụ thể, vào ngày 11/2/2011, Lara Logan, phóng viên cấp cao của đài CBS, đã đến quảng trường Tahrir, Ai Cập để làm bản tin cho chương trình “60 phút” nhân sự kiện Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak vừa tuyên bố từ chức. Rất nhiều người đã đổ về thành phố Cairo để ăn mừng.
Bỗng nhiên lúc đấy máy quay hết pin nên việc quay phim phải tạm ngừng. Bahar, đồng nghiệp quay phim người Ai Cập đã nghe một người đàn ông nói bằng tiếng địa phương rằng hắn ta muốn tụt quần cô Logan. Lúc đó Bahar đã nói với Logan rằng cô phải nhanh chóng thoát khỏi nơi này. Logan chia sẻ với Times: “Đúng là bọn chúng đã nhắm vào tôi. Tôi nghĩ tôi sẽ không chết ở đây,nhưng nếu điều đó xảy ra thì đó là điều tủi nhục nhất mà tôi phải gánh chịu“.
Jeff Fager, Giám đốc hãng tin CBS News nói với Thời báo New York, nhà sản xuất của Logan – ông Max McClellan cùng 2 lái xe “không giúp được gì vì đám đông quá khỏe“. Vệ sĩ đã cố gắng giữ Logan lại nhưng đám đàn ông trên quảng trường đã lôi nữ phóng viên người Mỹ đi. Ông Fager kể lại: “Khi thấy vệ sĩ Max lọt ra khỏi vòng vây mà không có Logan, chúng tôi cảm thấy không còn điều gì có thể tồi tệ hơn“.
Một đám đông khoảng 200 người đàn ông cực kì lực lưỡng đã vây lấy, cào cấu, đánh đập và xé quần áo của Logan, nữ phóng viên kinh hoàng kể lại: “Tôi bị tuột tay khỏi Max và đám đông bắt đầu vây lấy tôi. Quần áo tôi bị xé toan từng mảnh và đám đông hung hãn ấy đã xâm hại tôi bằng tay của họ. Chúng thích thú với nỗi đau mà tôi phải chịu đựng và càng ngày càng hành xử thô bạo hơn“.
Logan đã phải chịu nỗi đau kinh hoàng nhất trong cuộc đời suốt 40 phút trước khi có một nhóm phụ nữ địa phương gọi 20 cảnh sát Ai Cập đến giải cứu. Hãng tin CBS lập tức đưa cô về Mỹ với gia đình của mình.
Và quyết định khiến nhiều người bất ngờ
Sau khi trở về Mỹ, cô Logan quyết định công khai danh tính của mình. 4 ngày sau vụ tấn công, Logan đã soạn thảo một thông báo do CBS phát đi, đến nay đây là bình luận chính thức duy nhất về vụ việc, trong đó nói nữ phóng viên đã bị “tấn công, xâm hại thô bạo và bị đánh trước khi được một nhóm phụ nữ cùng 20 lính Ai Cập giải cứu“.
Cô Logan không phải là nạn nhân duy nhất của những vụ tấn công như vậy, vì thế cô muốn thay mặt hàng triệu phụ nữ đã phải câm lặng gánh chịu nỗi đau. Nữ phóng viên kiên cường chia sẻ động lực để cô có thể vượt qua cơn ác mộng này chính là gia đình nhỏ của mình. 2 tháng sau đó, cô Logan đã bình phục và bản lĩnh đăng kí trở lại Afghanistan và các vùng chiến sự khác.
Đây là một tín hiệu đáng báo động nói về những vụ đánh đập và xâm hại đối với các phóng viên. Chỉ trong tháng 11/2011, đã xảy ra 3 trường hợp nữ nhà báo nước ngoài bị đánh đập và tấn công tình dục khi tới hiện trường viết bài về các cuộc biểu tình ở Ai Cập. Dù gặp phải cú sốc nhưng các nữ phóng viên bản lĩnh này vẫn tiếp tục tác nghiệp và chấp nhận hi sinh. Nữ phóng viên Logan cho rằng: “Bạo lực tình dục là một cách để từ chối và ngăn cản nữ phóng viên đưa tin về Ai Cập. Đó không phải chuyện tình cờ mà cố tình“.