Nỗi ám ảnh thi cử của học sinh Việt Nam chưa là gì so với các nước này

Như các bạn đã biết, kiểm tra, thi cử luôn là phương pháp hàng đầu để đánh giá năng lực của học sinh. Tuy nhiên, dường như đây lại là trải nghiệm đáng sợ đối với nhiều học sinh không chỉ ở Việt Nam mà còn phổ biến trên toàn thế giới.

Thật ra hình thức thi cử ở các nước trên thế giới cũng không khác gì nhiều so với Việt Nam. Học sinh đến trường thi, ngồi vào bàn được chỉ định hoặc ngồi trước máy tính, có một số nước còn cho học sinh thi trên sàn, thí sinh được phép cầm bút hay chuột máy tính khi thời gian báo hiệu bắt đầu.

Điển hình như quốc gia phát triển hàng đầu thế giới là Mỹ, đây là nơi đề ra rất nhiều bài kiểm tra tiêu chuẩn hoá như NAEP, SBAC, PARCC, ACT và đương nhiên gồm cả SAT. Ở Mỹ, thi cử vô cùng khắt khe đến nỗi rất nhiều bậc phụ huynh nước này không cho con em mình tham giam các kỳ thi “căng não” như vậy.

Tất nhiên thi cử cũng là nỗi ám ảnh của nhiều học sinh ở các quốc gia khác. Ví dụ, ở Ấn Độ, hàng trăm học sinh đã bị bắt vì liên quan đến vụ bê bối gian lận thi cử với quy mô lớn chưa từng có ở quốc gia này. Hơn nữa, ở Hàn Quốc, một quốc gia có nền giáo dục thuộc hàng tiên tiến nhất châu Á, áp lực thi cử cũng chẳng kém cạnh hơn. Theo kênh truyền hình NPR, áp lực học tập, thi cử triền miên là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra nạn tự tử của giới trẻ nước này.

Các bậc phụ huynh ở Hàn Quốc cầu nguyện cho con em họ đỗ đại học tại đền thờ ở thủ đô Seoul. (Ảnh: Internet)

Ở châu Á chúng ta không khó để tìm thấy một bức ảnh liên quan đến tình trạng thi cử “căng não”. Tuy nhiên, ở các quốc gia Mỹ Latinh thì chuyện này lại không hề đơn giản chút nào. Nguyên nhân cơ bản lý giải cho chuyện này là do sự khác biệt trong văn hóa giáo dục, chính trị và kinh tế xã hội giữa các nước.

Theo Gabriel Sanchez Zinny, tác giả bài viết: “Nền giáo dục 3.0: Cuộc đấu tranh cho tài năng ở Mỹ Latinh, hầu hết các quốc gia trong khu vực đều từ chối tham gia kỳ thi toàn cầu của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển. Một số chuyên gia lý giải vấn đề này là vì các nước đó muốn tránh gặp rắc rối khi trình độ học sinh nước họ bị xếp hạng thấp”.

Mặc khác, nhiều người tỏ ý kiến không đồng tình với phương pháp trên của các quốc gia Mỹ Latinh. Theo một bản tin của kênh BBC, Sanchez Zinny chia sẻ: “Làm thế nào chúng ta có thể đánh giá được chất lượng giáo dục ở Mỹ Latinh so với các tiêu chuẩn quốc tế nếu họ không muốn tham gia các kỳ thi quốc tế?”

Hãy xem những hình ảnh sau đây để biết kì thi ở Việt Nam vẫn còn “hiền chán”:

Mỗi người một bàn các sinh viên đang trải qua một kỳ thi tại một Học viện ở Baltimore. (Ảnh: Internet)
Để được đỗ vào Đại học mỹ thuật ở Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc các thí sinh phải trải qua một kỳ thi đầy cam go như thế này. Được biết, có hơn hơn 8.000 học sinh đã tham dự kỳ thi. (Ảnh: Internet)

 

Phòng thi cúp điện, một cậu học sinh may mắn có được chiếc đen pin chiếu sáng tại một trường học tại một trường học ở quận Aleppo’s al-Sha’ar. (Ảnh: Internet)
Ở Karachi, Pakistan, các học sinh phải ngồi trên sàn để làm bài thi tại trường Hồi giáo, Jamia Binoria. Các bạn Việt Nam có muốn thử kỳ thi vừa căng não vừa “đau lưng” như vậy không nào. (Ảnh: Internet)
Ở Afghanistan, các sĩ quan quân đội đang phải trải qua kỳ thi đầy cam go trong lễ nhậm chức tại Học viện Quân đội Afghan ở ngoại ô thủ đô Kabul. Người ta nói kỷ luật “thép” như quân đội quả không sai. (Ảnh: Internet)
Ở một trường trung học tại châu Phi, các em học sinh cũng phải trải một kỳ thi khắt khe để được vào học cấp 3. (Ảnh: Internet)

 

Ném rác vào người nhau sau khi thi xong chính là một truyền thống tại trường Đại học Oxford. (Ảnh: Internet)

 

Đây chính là hình ảnh của các thí sinh ở Mỹ khi các em tham dự kỳ thi Đánh vần Quốc gia tại Oxon Hill, Maryland. (Ảnh: Internet)

 

Các học sinh phải ngồi trên đất dưới trời nắng nóng trong một kỳ thi cuối năm tại một trường học ở làng Sangarkhel, thuộc tỉnh Wardak, Afghanistan. (Ảnh: Internet)

 

Ở Đông Nam London, hàng trăm học sinh đang phải trải qua kỳ thi toán “căng não” tại Học viện Harris. Chắc chắn học sinh sẽ không có cơ hội copy bài hay xem tài liệu tại đây rồi! (Ảnh: Internet)
Biểu cảm khi thi đại học được 10 điểm là đây. (Ảnh: Internet)

Thế nhưng, trong các kỳ thi không tránh khỏi các trường hợp thí sinh quay cóp hay xem tài liệu khi làm bài. Đặc biệt hơn, ở Ấn Độ một số phụ huynh còn bất chấp luật lệ của các kỳ thi cố gắng leo tường hay thậm chí là đạp rào để gửi đáp án cho con mình. Để giải quyết tình trạng này, mỗi quốc gia sẽ có một cách đối phó khác nhau. Điển hình như ở Trung Quốc, nước này đã sử dụng đến máy bay nhằm ngăn cản những kẻ có ý đồ phạm pháp.

Trong tương lai người ta mong rằng với sự phát triển không ngừng của công nghệ hiện đại sẽ có những biện pháp giúp hạn chế tình trạng gian lận trong thi cử. Điển hình như khả năng truy tìm dấu vết và phản ứng trước những màn gian lận của sinh viên. Bên cạnh đó, các phần mềm đánh giá năng lực cần bổ sung thêm những bài kiểm tra kiến thức toàn diện về xã hội lẫn kiến thức các em học trên trường hơn là kiểm tra khả năng học thuộc lòng như một số kỳ thi hiện nay.

Theo Yan

Related Posts

Bà ngoại háo hức đón cháu về nghỉ hè, mới 1 tuần đã gọi điện hỏi: Rồi chừng nào tụi nhỏ đi học lại

Các cháu không sống cùng ông bà nên ông bà rất mong cháu về. Vậy mà chỉ trông được tuần mà ông bà đã sợ khiếp vía…

Danh tính em gái Ngân 98, da trắng như Bạch Tuyết, sở hữu cặp ‘đào tiên’ hơn 1 mét

Ngân 98 là cái tên hot nhất nhì CĐM bởi những màn khoe thân táo báo đến phản cảm và gần đây nhất là chuyện tình thị…

Bi kịch người phụ nữ “hóa điên” vì bị chồng nhờ bạn thân “giở trò” để kiếm cớ ly hôn

Cһɪ̉ ᴠɪ̀ ᴋһôпɡ ᴍᴜốп ᴄһɪɑ тàɪ ѕảп ᴄһᴏ ᴠợ ᴋһɪ ʟʏ һôп, ᴄһồпɡ ᴄһị ᴆã пɡһɪ̃ гɑ ᴍộт ᴋế һᴏạᴄһ ᴄựᴄ ᴋỳ тһâᴍ ᴆộᴄ, ᴆớп һèп… Cһúпɡ…

Một bài học trả giá quá đắt: Ngồi cạnh tài xế, đừng bao giờ đặt chân lên táp-lô nhé

Tôi tin rằng rất nhiều người khi ngồi cạnh người tài xế đều có một thói quen là đặt chân lên táp-lô. Bởi lẽ để chân như…

Đàn bà khôn: 4 việc không dừng, 3 thứ không thiếu và 2 người không đợi

Đàn bà khôn không dừng 4 việc, không thiếu 3 thứ và không đợi 2 người này. Có làm được như thế đàn bà mới mong không…

Chàng trai bắt được con cá lớn liền chụp ảnh khoe, may thay dân mạng đã cứu anh

Khá nhiều người, nhất là các bạn trẻ, thường có thói quen ‘check-in’ trước khi ăn uống. Một chàng trai Nhật Bản trước khi chế biến cá đã…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *