Nhật kí tiêu 1 tháng 15 triệu của cô chủ shop thời trang

Mỗi tháng chi tiêu cá nhân của Nguyễn Thị Bảo Trâm sinh năm 1995, chủ shop thời trang ở Nguyễn Trãi, Hà Nội dù dè xẻn, tiết kiệm vẫn mất khoảng gần 15 triệu.

Mới đây, chia sẻ về hoạch toán chi tiêu mỗi tháng của cô gái có tên Bảo Trâm, sinh năm 1995 hiện đang là sinh viên trường ĐH Phương Đông nhận được nhiều sự quan tâm của cư dân mạng.

Cô bạn Bảo Trâm ngoài thời gian đi học còn mở thêm shop thời trang. Mỗi tháng, ngoài khoản chi tiêu cá nhân cô bạn tính thêm trong bản hoạch toán chi tiêu hàng tháng phần lương trả cho nhân viên. Chưa tính các khoản mua sẵm đồ cho bản thân như quần áo, dày ghép, đồ trang điểm thì mỗi tháng thắt chặt chi tiêu Bảo Trâm vẫn phải rút hầu bao ra khoảng gần 15 triệu đồng.

Tờ giấy hoạch toán chi tiêu tháng của Bảo Trâm nhận được nhiều sự quan tâm của cư dân mạng

Chi tiêu là câu chuyện muôn thủa không phải của cá nhân mỗi người. Chi gì? Ăn gì? Tiêu gì? Đây là bài toán khó với không chỉ các mẹ bỉm sữa mà còn với các bạn sinh viên mới bắt đầu khởi nghiệp. Nên chi tiêu bao nhiêu mỗi tháng? Cái gì không cần thiết? Cái gì nên mở túi chi tiền vẫn là vấn đề đau đầu với tất cả mọi người.

Theo như chia sẻ của Bảo Trâm, cô bạn bắt đầu kinh doanh từ cuối tháng 4/2016. Từ tháng 4 đến tháng 6/2016 thu nhập hàng tháng từ shop thời trang 55 đến 59 triệu đồng/ tháng. Đến tháng 7 và tháng 8 do sinh viên về quê nghỉ hè nhiều nên lượng khách và thu nhập giảm. Chi tiêu hàng tháng của cô bạn cố định ít nhất khoảng 10 đến 12 triệu đồng. Mới đây cô bạn mới thuê thêm nhân viên nên các khoản chi tăng cao.

‘Khoản chi hơn 14 triệu tháng hiện tại là chưa tính các khoản sinh nhật, ăn uống tụ tập, quần áo và đồ dùng của mình’, Bảo Trâm chia sẻ. Trong khi đó bản thân Bảo Trâm là cô bạn thích mua sắm nên cũng khá tốn kém cho khoản chi này.

Những chia sẻ của Bảo Trâm đã nhận được rất nhiều ý kiến và lời khuyên từ phía cộng đồng mạng. Và rất nhiều trong số đó đã giúp Trâm nhận ra những khoản chi tiêu chưa hợp lý.

Bạn Hương Mode chia sẻ: ‘Không hiểu sao bạn dành tiền cho phần hoa quả cúng và phần ăn sáng nhiều thế nhỉ? Đã tiết kiệm thì theo mình nên dừng đi tập gym.

Phần hoa quả không hiểu sao lại 15 ngày? Thắp hương chủ yếu là mùng 1 và hôm rằm, còn nếu thích thì ngày nào cũng cúng hoa quả chứ?’.

Đồng tình với ý kiến bạn Hương Mode, facebook Triệu Thị Thanh cho rằng: ‘Thứ nhất, giảm chi phí hoa quả thắp hương. Vì theo chi phí hiện tại là cứ 2 ngày bạn lại mua hoa và quả thắp hương 1 lần. Bây giờ bạn có thể thay sang các loại hoa khác như Cúc, Ly, mỗi lần cắm cũng được tối thiểu 4-5 ngày (mình đang áp dụng nhé). Còn quả thì bạn có thể giảm xuống vì là thắp thường xuyên nên mỗi lần chỉ cần ít hoa quả gì đó nhẹ nhàng như 3 quả ổi, táo, hoặc bạn có thể mua các hộp bánh nhỏ loại 2 chiếc hoặc 6 chiếc thì tối đa cũng chỉ 30 nghìn đồng thôi.

Bạn Nguyễn Thị Bảo Trâm với bài chia sẻ về hoạch toán chi tiêu mỗi tháng

Thứ 2, khoản ăn uống, cái này mình không ý kiến gì nhiều nhưng nhân viên bên mình cũng ăn uống như vậy mà là con trai, các bạn ý chọn ăn cơm 25 nghìn đồng/bữa x 3 x 30 = 2.250 nghìn đồng. Như vậy, bạn ăn vừa no, vừa khỏe lại tiết kiệm được 450 nghìn đồng.

Thứ 3, về tập Gym + Yoga: Cái này mình không đồng tình với mấy bạn kia về việc bảo nghỉ. Có thể thay đổi nơi tập khác, hoặc dùng thẻ combo để giảm bớt chi phí không cần thiết.

Thứ 4, Khoản ăn vặt: Mình thấy như bên trên nếu thắp hương xong bạn hạ lễ, mình cũng sẽ là người thụ lộc, nhiều như vậy sao vẫn mất thêm tiền ăn vặt linh tinh.

Khoản này mình nghĩ nên bỏ, hoặc chỉ lúc nào đói quá như tập xong đói thì ăn chẳng hạn, mình thấy khoản này tối đa chỉ khoảng 200 nghìn đồng là đủ. Vậy là bạn tiết kiệm được thêm 300 nghìn đồng.Tổng chi phí 1 tháng bây giờ còn: 12 triệu 010 nghìn đồng, tức giảm được 2 triệu 210 nghìn đồng nhé’.

Sau khi nhận được sự góp ý từ các bạn, Bảo Trâm đã biết cách giảm những khoản chi không cần thiết để giảm chi tiêu tháng. Tuy nhiên, con số hơn chục triệu đồng cho việc chi tiêu mỗi tháng vẫn là con số lớn với không chỉ các bạn sinh viên mà với cả các gia đình vợ chồng làm hành chính nuôi con nhỏ.

Chưa tính các khoản chi cho đồ dùng: quần áo, túi xách và tụ tập bạn bè hay cưới hỏi phát sinh. Sau này lập gia đình và có những khoản chi cho gia đình, con nhỏ thì con số này sẽ tăng lên gấp nhiều lần.

Thu và chi sao cho đúng, cho hiệu quả vẫn luôn là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Bởi có những khoản luôn luôn phải chi đối với các bạn ở thành phố khác lên học và lập nghiệp như tiền thuê nhà trọ, tiền xe về quê hay tiền ăn uống cá nhân sẽ tốn hơn ăn uống cùng gia đình.

Related Posts

Bà ngoại háo hức đón cháu về nghỉ hè, mới 1 tuần đã gọi điện hỏi: Rồi chừng nào tụi nhỏ đi học lại

Các cháu không sống cùng ông bà nên ông bà rất mong cháu về. Vậy mà chỉ trông được tuần mà ông bà đã sợ khiếp vía…

Danh tính em gái Ngân 98, da trắng như Bạch Tuyết, sở hữu cặp ‘đào tiên’ hơn 1 mét

Ngân 98 là cái tên hot nhất nhì CĐM bởi những màn khoe thân táo báo đến phản cảm và gần đây nhất là chuyện tình thị…

Bi kịch người phụ nữ “hóa điên” vì bị chồng nhờ bạn thân “giở trò” để kiếm cớ ly hôn

Cһɪ̉ ᴠɪ̀ ᴋһôпɡ ᴍᴜốп ᴄһɪɑ тàɪ ѕảп ᴄһᴏ ᴠợ ᴋһɪ ʟʏ һôп, ᴄһồпɡ ᴄһị ᴆã пɡһɪ̃ гɑ ᴍộт ᴋế һᴏạᴄһ ᴄựᴄ ᴋỳ тһâᴍ ᴆộᴄ, ᴆớп һèп… Cһúпɡ…

Một bài học trả giá quá đắt: Ngồi cạnh tài xế, đừng bao giờ đặt chân lên táp-lô nhé

Tôi tin rằng rất nhiều người khi ngồi cạnh người tài xế đều có một thói quen là đặt chân lên táp-lô. Bởi lẽ để chân như…

Đàn bà khôn: 4 việc không dừng, 3 thứ không thiếu và 2 người không đợi

Đàn bà khôn không dừng 4 việc, không thiếu 3 thứ và không đợi 2 người này. Có làm được như thế đàn bà mới mong không…

Chàng trai bắt được con cá lớn liền chụp ảnh khoe, may thay dân mạng đã cứu anh

Khá nhiều người, nhất là các bạn trẻ, thường có thói quen ‘check-in’ trước khi ăn uống. Một chàng trai Nhật Bản trước khi chế biến cá đã…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *