Nhà mình có 4 anh em, dịp cúng giỗ to nhỏ toàn cào bằng, thiếu 3k cũng phải rút ví trả

Như các mom đã biết, chuyện tiền nong trong gia đình là vấn đề rất tế nhị, dễ gây mất lòng nếu không rõ ràng. Chính vì vậy, nhiều mom phải đau đầu để giải quyết làm sao cho ổn thỏa nhất. Đặc biệt là trong những dịp lễ Tết, giỗ chạp lớn của đại gia đình. 

Ảnh minh họa

Mang tiếng nhà đông anh em thật nhưng chuyện tiền nong nhà mình không phức tạp như những nhà khác lắm. Được cái chuyện gì liên quan đến kinh tế là sòng phẳng thôi rồi, mình chả bao giờ phải nghĩ cả.

Mình là dâu thứ. Bàn thờ của bố mẹ chồng nhà mình cũng đặt ở nhà anh chị con trưởng. Giỗ chạp hay lễ Tết gì vợ chồng con cái mới qua đó thắp hương.

Thực ra, nhà anh chị ấy trách nhiệm thờ phụng nên hầu hết mọi việc đều chủ động lo cho ông bà đầu tiên. Anh chị ấy được quyền quyết định, còn tụi mình chỉ đi theo sau góp kinh phí.

Ví dụ như cái lần nhà anh chị ấy xây nhà mới, cái bàn thờ cũ không hợp nội thất trong nhà nữa, phải đổi cái khác thì nhà anh chị ấy ưng mẫu nào, giá tiền nào thì tùy. Lúc mua bán, làm lễ chuyển bàn thờ các thứ xong, mấy anh chị em mới họp lại chia tiền.

Thực ra anh chị chồng mình cũng dễ chịu. Lần đó không bắt em đưa tiền đâu. Chị dâu trưởng bảo: “Bàn thờ của ông bà, nhưng mua theo ý của nhà chị, mấy đứa không phải chia chác gì hết”.

Nhưng anh em bọn mình không đồng ý. Mình nghĩ chuyển bàn thờ cho ông bà cũng chẳng khác gì việc làm cho ông bà cái nhà mới. Cùng là con cái thì ai cũng nên có trách nhiệm lo cho ông bà như nhau. Anh chị ấy không muốn chia đều thì tụi mình là em cũng phải xúm vào đó ít tiền.

Còn chuyện giỗ chạp thì đơn giản lắm. Tụi mình đều bận cả nên đúng là phải nhờ đến nhà anh chị ấy vụ này nhiều. Thường thì chị dâu sẽ đi chợ, mua bán thứ gì đều ghi vào 1 hóa đơn. Sau đám giỗ, mấy anh chị em sẽ ngồi lại, lấy hóa đơn đó ra chia đều cho từng người. Thế cho đỡ lăn tăn, cằn nhằn ai mất nhiều, ai mất ít.

Trong lần giỗ mẹ chồng mình gần đây. Mọi thứ lo xong xuôi đâu đấy hết rồi mình mới phát hiện ra thiếu mất lọ tương ớt để chấm nem. Thế là trong lúc các chị bày biện, mình lấy xe máy đi mua 1 lọ tương ớt chinsu có 10k thôi.

Ảnh minh họa

Lúc cả nhà ngồi lại nói chuyện, tính tiền để trả cho chị dâu trưởng, mọi người quên mất lọ tương của mình. Mình cũng kệ, vì nghĩ nó chả đáng bao nhiêu nên chẳng nói. Bất thình lình cô dâu út nhớ ra mới bảo:

“Chết, thiếu mất 10k tương ớt của bác Hoa rồi”.

Chồng mình vỗ đùi cười bảo: “Ôi dào giàu nghèo gì 10 nghìn bạc đấy. Thôi, em không nỡ lấy của các bác mỗi người 3 nghìn đâu”.

Mình biết là chồng em đùa thế thôi chứ chẳng có ý gì. Cả nhà cười với nhau rất vui vẻ. Nhưng sau đó các chị và em dâu vẫn rút ví mỗi người đưa cho mình đúng 3k thật.

Mình ngượng quá xua tay đi bảo: “Thôi, gì mà phải thế này”.

Chị dâu trưởng mới bảo: “Thực ra 3 nghìn chả là gì nhưng nó là cái trách nhiệm. Trong nhà này không phân biệt thứ trưởng giàu nghèo. Ai có khó khăn chúng ta giúp đỡ lúc khó khăn. Còn lúc cần đứng ra lo việc chung thì phải có trách nhiệm như nhau. 2 cái này hoàn toàn khác, đừng đánh đồng với nhau”.

Cả nhà thi nhau vỗ tay, còn mình thì phải cầm mấy đồng tiền lẻ của các chị em dâu thật.

Kể ra chuyện này cũng đơn giản, nói ra ai không hiểu lại bảo là tính toán, nhưng mình thấy cũng hợp tình hợp lý. Ai rồi cũng vất vả như nhau, kiếm được đồng tiền thời nay chẳng phải dễ, 1k, 2k không đáng to tát gì, nhưng việc anh chị em trong nhà cùng đứng ra chia sẻ với nó, nhìn nhận nó gắn với công sức, trách nhiệm của mình lại thành vấn đề khác.

Mình nghĩ có thể trong cuộc sống chị em trong nhà đi nữa cũng luôn rành mạch, rõ ràng, sòng phẳng với nhau. Chỉ như thế mới biết thông cảm cho nhau. Đó có lẽ là lý do cho đến giờ phút này, về làm dâu đã hơn 7 năm mà mình chưa gặp cảnh anh chị em trong nhà chồng khó chịu, tị nạnh, hạch sách, cãi vã nhau bao giờ.

Với lại, mình cứ liệu cơm mà gắp mắm thôi các chị ạ. Vì ở đời mỗi người mỗi tính, mình chả biết đâu mà lần. May mắn được vào nhà có anh chị em bên chồng tốt bụng, hiểu biết như thế này mình đã cảm thấy hạnh phúc vô cùng rồi.

Đó là chuyện nhà mình, thế còn ở nhà các mẹ đang góp giỗ thế nào?

Theo Oxii

Related Posts

Bà ngoại háo hức đón cháu về nghỉ hè, mới 1 tuần đã gọi điện hỏi: Rồi chừng nào tụi nhỏ đi học lại

Các cháu không sống cùng ông bà nên ông bà rất mong cháu về. Vậy mà chỉ trông được tuần mà ông bà đã sợ khiếp vía…

Danh tính em gái Ngân 98, da trắng như Bạch Tuyết, sở hữu cặp ‘đào tiên’ hơn 1 mét

Ngân 98 là cái tên hot nhất nhì CĐM bởi những màn khoe thân táo báo đến phản cảm và gần đây nhất là chuyện tình thị…

Bi kịch người phụ nữ “hóa điên” vì bị chồng nhờ bạn thân “giở trò” để kiếm cớ ly hôn

Cһɪ̉ ᴠɪ̀ ᴋһôпɡ ᴍᴜốп ᴄһɪɑ тàɪ ѕảп ᴄһᴏ ᴠợ ᴋһɪ ʟʏ һôп, ᴄһồпɡ ᴄһị ᴆã пɡһɪ̃ гɑ ᴍộт ᴋế һᴏạᴄһ ᴄựᴄ ᴋỳ тһâᴍ ᴆộᴄ, ᴆớп һèп… Cһúпɡ…

Một bài học trả giá quá đắt: Ngồi cạnh tài xế, đừng bao giờ đặt chân lên táp-lô nhé

Tôi tin rằng rất nhiều người khi ngồi cạnh người tài xế đều có một thói quen là đặt chân lên táp-lô. Bởi lẽ để chân như…

Đàn bà khôn: 4 việc không dừng, 3 thứ không thiếu và 2 người không đợi

Đàn bà khôn không dừng 4 việc, không thiếu 3 thứ và không đợi 2 người này. Có làm được như thế đàn bà mới mong không…

Chàng trai bắt được con cá lớn liền chụp ảnh khoe, may thay dân mạng đã cứu anh

Khá nhiều người, nhất là các bạn trẻ, thường có thói quen ‘check-in’ trước khi ăn uống. Một chàng trai Nhật Bản trước khi chế biến cá đã…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *