Không chỉ dừng lại ở Biển Đông. Đây là những hành động ngang ngược khác của Trung Quốc khiến cả thế giới lên án.
Có thể nói Trung Quốc đang trở thành tâm điểm trong nhiều vấn đề trên thế giới, thế câu hỏi được đặt ra, tại sao họ lại bị ghét nhiều đến vậy? Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra 5 hành động nổi bật nhất của Trung Quốc đã khiến cả thế giới phẫn nộ. Vì cả 5 hành động này là những sự kiện lớn mà Trung Quốc sử dụng nhiều chiêu trò khác nhau, do đó chúng tôi dùng cụm từ ‘1001 hành động ngang ngược’ để nhằm mục đích nói lên những sự phi lý của chính quyền Bắc Kinh.
1. Đường Lưỡi Bò
Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông gồm các tranh chấp về đảo và vùng biển. Quần đảo Trường Sa và Quần đảo Hoàng Sa là hai quần đảo trên các rạn san hô ở Biển Đông, trong đó quần đảo Hoàng Sa đang là nơi tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan. Quần đảo Trường Sa là nơi tranh chấp chủ quyền của 6 quốc gia và lãnh thổ: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.
Năm 1947, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đưa ra yêu sách chủ quyền trên Biển Đông với đường lưỡi bò 11 đoạn, sau này chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sử dụng lại đường lưỡi bò này nhưng chỉ còn 9 đoạn.
Mở đầu trong hành động khiêu khích với các nước có cùng tranh chấp, chính quyền Bắc Kinh đã mang dàn khoan HD 981 để khai thác dầu khí trên ngay thềm lục địa của Việt Nam. Chưa dừng lại ở đó, nước này còn cho tàu quân sự đâm chìm nhiều tàu cá của các nước trong khu vực. Tình trạng căng thẳng còn leo thang hơn nữa khi Bắc Kinh xây lắp các công trình quân sự trên các quần đảo có tranh chấp cũng như ngang nhiên thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.
Vào ngày 12/7 vừa qua, Tòa án quốc tế La Hay đã ra phán quyết bác bỏ ‘yêu sách’ của Bắc Kinh về đường lưỡi bò và yêu cầu Bắc Kinh tuân thủ chấp hành. Tuy nhiên chính quyền nước này lại kiên quyết phản đối và tiếp tục cho các hạm đội tàu vào vùng biển có tranh chấp.
Chính những hành động ngang ngược về chủ quyền và lãnh thổ, chính quyền Trung Quốc bị người dân trên toàn thế giới lên án gay gắt.
2. Đàn áp Pháp Luân Công
Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần cổ xưa, được truyền ra công chúng tại Trung Quốc vào năm 1992. Với những lợi ích sức khỏe và tinh thần, môn khí công này nhanh chóng được xã hội đón nhận. Chỉ trong vòng 7 năm ngắn ngủi, Pháp Luân Công đã thu hút hơn 100 triệu người theo tập, con số này là lớn hơn nhiều so với số lượng Đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc bấy giờ là 70 triệu người.
Ông Giang Trạch Dân, Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc đương thời, cho rằng sự phát triển nhanh chóng của Pháp Luân Công là mối nguy hại cho quốc gia, nên đã sử dụng bộ máy truyền thông của nhà nước bắt đầu vu khống với người dân ở Trung Quốc về môn tu luyện Chân Thiện Nhẫn này. Kể từ đó ông Giang đã phát động cuộc đàn áp đối với các học viên Pháp Luân Công, bằng các hình thức: Bắt bớ, tra tấn, đánh đập dã man để ép họ từ bỏ niềm tin của mình.
Ngày 20/6/2015, Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG) đã công bố kết luận điều tra cho thấy ước tính có hơn 2 triệu học viên Pháp Luân Công đã bị giết để lấy nội tạng.
Hôm 13/6 vừa qua, Hạ viện Mỹ đã thông qua Nghị quyết 343 yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay lập tức cuộc đàn áp Pháp Luân Công và hoạt động mổ cướp nội tạng. Đây là một cuộc bức hại lên chính tín lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
3. Đàn áp Phật giáo Tây Tạng
Trung Quốc vẫn thường tuyên bố rằng Tây Tạng là một phần thuộc Trung Quốc bất chấp sự phản đối từ người dân Tây Tạng. Vào 07/10/1950, chính quyền Trung Quốc mang quân đi đánh chiếm xứ này. Chính phủ Tây Tạng dưới sự lãnh đạo của đức Đạt Lai Lạt Ma đã sử dụng các biện pháp hòa bình để đám phán. Nhưng chính phủ Trung Quốc không giữ đúng cam kết.
Đầu năm 1957, quân đội Trung Quốc đã pháo kích, ném bom, phá hủy các làng mạc, chùa chiền của Tây Tạng. Nhiều dân lành Tây Tạng bị tra tấn, sát hại. Những nông dân nào tỏ ý chống đối chính quyền Trung Quốc, con gái của họ từ 13 đến 20 tuổi bị cưỡng bức lõa thể đi diễu hành ngoài đường phố, trong khi lính Trung Quốc đứng nhìn, có những hành động đồi bại và la hò thích thú. Nhiều ni cô Tây Tạng bị lính Trung Quốc hãm hiếp tập thể. Các nhà sư và ni cô bị cưỡng ép phải kết hôn.
Nạn nhân đôi khi còn bị tra tấn bằng cách lột da sống. Chồng bị tàn sát trước mặt vợ; các phụ nữ và con gái bị cưỡng hiếp và bắn chết trước sự chứng kiến của thân nhân. Trẻ con Tây Tạng bị bắt buộc cầm súng bắn giết cha mẹ v.v… Theo bản báo cáo của một Ủy Ban Điều Tra tại Quốc Hội Hoa Kỳ về các nạn nhân bị sát hại dưới chính quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong thời gian những năm 1949-1971 là vào khoảng từ 32- 63 triệu người.
Cho đến ngày nay, người dân Tây Tạng vẫn đang sống dưới sự áp bức của chính quyền Trung Quốc. Sự việc bức hại lên chính tín này đã bị cả thế giới lên án.
4. Đàn áp Cơ Đốc giáo
Với lý do rằng sự phát triển nhanh chóng của một tôn giáo có “nguồn gốc ngoại lai” là mối đe dọa an ninh, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bức hại các tín đồ Cơ Đốc giáo ở nước này. Ước tính khoảng 6 triệu người tin theo nhà thờ Công giáo Rôma và Vatican đã chịu bức hại vì không tuân theo các Giáo hội do Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát.
Các mục sư là do chính quyền Trung Quốc chỉ định. Chỉ trong năm 2014 hơn 2000 cây thập tự giá bị phá hủy, các cơ sở tôn giáo bị dở bỏ. Các linh mục thường bị giam cầm hoặc đưa đi trại cải tạo lao động và bị tra tấn. Các linh mục bị chính quyền giam giữ, đánh đập và nếu họ chết thì được xem như tự tử.
Bất chấp sự đàn áp từ chính quyền, nhiều người dân Trung Quốc vẫn không từ bỏ đức tin của mình với chúa Giê-xu.
5. Thảm sát Thiên An Môn
Năm 1989, kinh tế Trung Quốc gặp khó khăn, lạm phát tăng cao, người dân đói khổ trong khi tham nhũng tràn lan trong hàng ngũ các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn luôn ca ngợi bản thân với ngôn từ “Đảng là quang vinh vĩ đại”, là “không bao giờ sai” và dập tắt tất cả các tiếng nói hay nguyện vọng của giới trí thức và sinh viên thời bấy giờ. Điều này gây ra nhiều bất bình trong dân chúng.
Các cuộc biểu tình dấy lên sau cái chết của ông Hồ Diệu Bang, cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, một nhà cải cách theo đường lối tự do bị phế truất vì đi ngược lại những đường lối bảo thủ của cuộc cải cách kinh tế và chính trị bấy giờ. Khoảng 100.000 sinh viên đã xuống đường nhân dịp tang lễ để biểu tình chống lại tham nhũng, đòi hỏi tự do báo chí, tự do ngôn luận và tái lập quyền kiểm soát của công nhân đối với ngành kinh doanh. Vào lúc cao điểm, ước tính có hơn một triệu người cùng tham gia.
Khi đó, quân đội đang đóng ở ngoại ô được lệnh tiến vào thành phố. Những người lính này được thông báo rằng Bắc Kinh có một cuộc bạo động, nhiều người lính đã bị bắt cóc và giết chết. Quảng trường Thiên An Môn hiện đang bị chiếm giữ bởi những kẻ bạo loạn phản cách mạng và cần phải bị tiêu diệt.
Tiếng súng nổ… Nhiều người trúng đạn đổ vật xuống trong vũng máu, tiếng xe tăng gầm lên san bằng tất cả. Quảng trường Thiên An Môn ngập trong máu, hàng ngàn sinh viên đã bị giết hại.
Đến nay Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn che dấu và không thừa nhận cuộc đàn áp này với người dân Trung Quốc. Hàng năm cứ đến ngày 4/6, chính quyền lại kiểm soát chặt chẽ thông tin tưởng niệm cuộc biểu tình này, internet cũng được kiểm soát rất gắt gao. Tuy nhiên diễn biến của sự kiện này được truyền thông quốc tế đưa tin và những người dân ủng hộ dân chủ sẽ không bao giờ ngừng nhớ đến.