Cứ dăm ba hôm lại nghe một vụ ngộ độc thực phẩm do rau phun thuốc kích thích, chất bảo quản mà hoảng hồn quá các mẹ ạ. Cứ ra chợ mua rau bó nào bó đấy xanh mơn mởn mà ghê, thế nhưng không ăn rau thì lại thiếu chất mà ăn vào có ngày ngộ độc như chơi. Nghe mấy chị ở cùng khu mách nước trồng rau ban cô
Để trồng được nhiều loại cây, rau ăn trên ban công sẽ gặp nhiều khó khăn không như những nơi có diện tích đất sử dụng lớn, vì vậy để trồng rau ban công mẹ phải thật khéo léo và biết lựa chọn một chút khi chọn chậu, giống cây, và cả đất trồng cây cũng phải thật khéo léo nữa nhé.
Lựa chọn đất trồng phù hợp
Khi trồng rau trên ban công sẽ không thể dùng loại đất thông thường mà thay vào đó rau sẽ phát triển và cho chất lượng tốt nhất khi được trồng trên loại đất hữu cơ. Nếu như điều kiện không cho phép bạn có thể sử dụng đất thông thường nhưng phải chăm bón các chất hữu cơ nhiều hơn. Ngoài ra nếu có điều kiện trồng rau bằng đất phù sa sẽ giúp cây nhanh lớn hơn.
Ngoài ra ở các thành phố hiện nay để cung cấp cho nhu cầu trồng rau tại nhà có rất nhiều loại đất đóng gói , thành phần bao gồm tro, xơ dừa, than bùn,phân hữu cơ,….được trộn lẫn với nhau theo tỉ lệ nhất định. Bạn có thể dùng loại đất này để trồng cây.
Lựa chọn chậu trồng rau
Với mỗi loại rau trồng, tùy vào kích thước và khả năng sinh trưởng đặc trưng của nó mà mẹ nên lựa chọn loại chậu trồng sao cho phù hợp. Nếu như những loại rau gia vị có thể lớn ngay trong khoảng không gian chặt hẹp chúng ta có thể dùng chậu nhỏ để tiết kiệm diện tích. Còn với những loại cây cần nhiều dinh dưỡng để lớn hơn như bí, cà chua, khoai tây thì loại chậu to sẽ được ưu tiên.
Để trồng rau xanh trên ban công có hiệu quả cần xem xét các loại rau và tính chất sinh học của chúng mà bạn nên trồng vào loại chậu khác nhau. Các chất liệu cho chậu khá linh hoạt và đa dạng như chậu nhựa, chậu xốp hoặc cả chậu sứ.
Ngoài ra hiện nay trên thị trường cũng bán sẵn một vài loại chậu thông minh dùng cho việc trồng rau, với những tính năng ưu việt như có nơi thoát nước, không làm bẩn sàn…
Lựa chọn nơi đặt chậu phù hợp với đặc tính của cây
Với vườn rau nhỏ nhắn, tận dụng diện tích của ban công sẽ có rất nhiều loại cây với những đặc điểm sinh học khác nhau. Trước khi trồng cây bạn hãy dành chút thời gian để tìm hiểu về đặc tính phát triển của chúng, ví dụ như rau nào ưa sáng, rau nào ưa tối…
Lựa chọn các loại cây phù hợp
Với những loại cây to, chiếm nhiều diện tích sẽ không phải là lựa chọn hoàn hảo cho vườn cây trên cao của bạn vì thế hãy trồng loại cây nào mà cả nhà cùng yêu thích nhưng đồng thời cũng phải dễ sống, dễ phát triển và không quá tốn diện tích của những loại cây khác nữa nhé.
Một vài loại cây mẹ có thể trồng giúp vườn rau nhà mình đa dạng, phong phú, và trồng gối đầu quanh năm sẽ không còn phải lo rau sạch cung cấp cho cả nhà nữa rồi.
– Rau ăn lá: nên trồng các loại rau gia vị, rau xà lách, rau cải,… được xem là lựa chọn không tồi
– Rau củ: khoai tây, khoai lang,…
– Ớt, cà chua
Loại rau mùa nào nên trồng vào mùa ấy để có thể sinh trưởng và phát triển một cách hoàn thiện nhất, thế nhưng mẹ nhớ phải chăm bón hàng ngày để nhanh có rau ăn nhé.
Quy trình trồng rau sạch trên ban công
Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu để trồng rau
Chuẩn bị đất trồng, chậu và hạt giống
Bước 2: Trộn đất
Nếu đất mua sẵn đóng bao không cần phải trộn. Còn đất phù sa trộn 50% đất phù sa + 50% phân trùn quế (hoặc 50% đất Tribat, giá thể nền hữu cơ). Đổ đất vào chậu trồng rau cách miệng chậu 2cm, san phẳng.
Bước 3: Trồng rau vào chậu
– Chọn cây giống tốt, khỏe, không bị sâu bệnh
– Tưới đẫm khi trồng
Bước 4: Chăm sóc rau sau trồng
Tưới nước 2 lần/ ngày, không nên tưới nhiều quá kẻo cây bị úng
Nước là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của cây, rau. Đối với các gia đình trồng rau trên sân thượng thì nguồn nước tưới chủ yếu là nước máy, và để rau phát triển tốt nhất, bạn nên bơm nước ra thùng chứa, để khoảng 2 tiếng cho khí Clo bay hết rồi hãy dùng để tưới cho rau.
Cần kiểm tra, tưới nước định kỳ cho cây, không để cho cây thiếu nước hoặc quá úng nước. Mùa nắng tưới ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Mùa mưa tùy theo thời tiết mà tưới.
Bước 5: Phòng trừ sâu bệnh:
– Sau khi rau trồng từ 1- 2 ngày ta bắt đầu phun dung dịch thảo dược phòng ngừa sâu bệnh.
– Để phòng ngừa sâu bệnh đạt hiệu quả cao cứ 4 ngày ta phun 1 lần, mỗi lần phun hòa 5ml dung dịch với 1 lít nước phun cho 10m2 rau.
Bước 6: Thu hoạch
– Các loại rau ăn lá thu hoạch sau trồng khoảng 20 – 25 ngày. Nhổ cả cây hoặc dùng dao cắt để lại gốc cho cây lên mầm tiếp
– Cây rau ăn củ, quả: thu hoạch sau trồng khoảng 1 – 2 tháng.
– Sau mỗi lần thu hoạch nên bổ sung thêm mùn giun.
– Để trồng rau mới dùng xén xới đất tơi và phơi 2 – 3 nắng, bổ sung hỗn hợp phân giun và đất vào thùng cách miệng 2cm.
Với những lưu ý với cách trồng rau trên ban công trên mẹ không còn lo lắng cả nhà ăn phải thực phẩm bẩn, rau bẩn chứa thuốc trừ sâu, hay kích thích mà còn cung cấp dinh dưỡng cho cả nhà bằng loại rau sạch, an toàn và đầy đủ vitamin.
Theo media