Một loài động vật với biệt tài khiến những nhà vô địch leo núi cũng phải thán phục. Phải chăng tạo hóa đã ban tặng cho loài dê núi tài năng bẩm sinh này?
Dê núi có kích thước trung bình, hình dạng giống dê rừng và cừu hoang. Cả dê cái và dê đực đều đều có sừng, nhưng con đực sừng thô, uốn cong và chúc xuống đất. Chúng thường ăn cỏ và lá cây, mùa đông chỉ gặm cỏ khô.
Loài dê núi này (loại dê chỉ sinh sống ở Bắc Mỹ) có khả năng leo núi đá cao gần 457m chỉ trong vòng 20 phút.
Sở dĩ chúng có biệt tài như vậy là bởi dê sở hữu cấu tạo cơ thể đặc biệt bẩm sinh, giúp loài động vật này trở thành bậc thầy về leo trèo. Đặc biệt là phần móng guốc chẵn, chẻ đôi thành 2 phần với các cạnh chắc chắn và cứng cáp. Ở giữa bộ móng guốc có khoảng trống đủ rộng và phần đệm ƫʜịƫ êm ái.
Một đặc điểm khác giúp dê có thể leo trèo thuận lợi chính là cơ thể rắn chắc và rất “cơ bắp”. Phần thân trước của dê rất chắc khỏe, đặc biệt là cơ vai, giúp chúng có thể kéo toàn bộ cơ thể lên phía trước khi leo trèo ở độ cao lớn.
Guốc đôi giúp loài vật này có khả năng giữ thăng bằng tốt, đặc biệt ở địa hình hiểm trở và phần đệm ƫʜịƫđóng vai trò giống lớp đế cao su tăng độ ma sát, bám chắc vào những diện tích tiếp xúc dù nhỏ nhất.
Dê đá sống ở vùng núi đá vôi với độ cao từ 2,100 đến 6,300 mét so với mực nước biển. Môi trường sống khác nhau sẽ có kết cấu cơ thể khác nhau, nhưng đặc biệt là không gặp dê đá trong những nơi rừng sâu, những nơi cây cối um tùm.
Tháng 12 và tháng 1 là mùa giao phối của dê đá. Những con dê đực khi tranh giành dê cái cũng rất ġąʏ ġắƫ, nhưng không căng thẳng như những loài khác. Dê cái mang thai 5 đến 6 tháng, và chúng thường sinh con vào tháng 7 và tháng 8. Sau khi sinh con khoảng 10 ngày, dê mẹ đã có thể leo trèo trên vách đá như bình thường.
Theo quiznhe