Được 15-21 điểm trong kỳ thi THPT Quốc gia 2016, nên đăng ký trường nào?

Khoảng điểm 15-21 điểm là mức phổ điểm chung với phần lớn thí sinh tham dự kỳ thi THPT Quốc gia 2016. Vậy với mức điểm này, các thí sinh nên đăng ký xét tuyển trường nào cho vừa sức mình?

Chọn trường là một bước quan trọng trong mỗi kỳ thi

Khu vực Hà Nội:

Trường Sĩ quan phòng hóa: Có mức điểm chuẩn ở mức 16-20 điểm (khu vực miền Nam) và 20-23 điểm (khu vực miền Bắc) trong 3 năm qua.

Học viện Quản lý Giáo dục: Năm ngoái, mức điểm cho cả 5 chuyên ngành: Giáo dục học, Tâm lý học giáo dục, Kinh tế giáo dục, Quản lý giáo dục và Công nghệ thông tin đều ở mức 15 điểm.

ĐH Tài chính – Ngân hàng Hà Nội: Mức điểm trúng tuyển vào trường 3 năm qua rơi vào khoảng 13-20 điểm.

HV Phụ nữ Việt Nam: Điểm chuẩn vào trường trong năm 2015 dao động từ 15-17 điểm giữa các chuyên ngành.

ĐH Thủy lợi: Điểm chuẩn vào trường trong năm 2015 thấp nhất là 17 điểm, cao nhất là 20,5 điểm giữa các chuyên ngành.

ĐH Mỏ – Địa chất: Điểm chuẩn vào trường nằm trong khoảng 15-17,75 điểm.

HV Kỹ thuật mật mã: Điểm chuẩn vào trường trong năm 2015 là 18,5 điểm.

Viện ĐH Mở Hà Nội: Điểm vào trường hầu hết đều từ 15-21 điểm, ngoại trừ một số chuyên ngành: Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc (nhân đôi điểm ngoại ngữ), Công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông, Thiết kế nội thất (nhân đôi điểm Mỹ thuật).

Đại học Nội vụ: Trừ 3 ngành Quản trị nhân lực, Quản trị văn phòng, Quản lý nhà nước có điểm chuẩn cao, các ngành còn lại đều có điểm chuẩn dưới 20 điểm, trong đó nhiều ngành có điểm chuẩn khá thấp, khoảng 12-15 điểm.

Đại học Công đoàn: Các ngành thi vào khối A, A1 đều có mức điểm khoảng 16-20 điểm.

ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp: Điểm các khoa 12-16 điểm, trừ ngành Công nghệ May lấy 18 điểm.

ĐH Điện lực: Trừ ngành Hệ thống Điện, không ngành nào lấy cao hơn 21 điểm.

HV Chính sách và phát triển: Điểm chuẩn năm 2015 ở mức 19-20,75 điểm.

ĐH Y tế công cộng: Mức sàn cao nhất là 21 điểm, thấp nhất 19 điểm.

HV Thanh thiếu niên Việt Nam: Tất cả các ngành đều lấy 15 điểm.

ĐH Tài nguyên và môi trường Hà Nội: Cao nhất là 20,25 điểm, thấp nhất 12 điểm.

HV Hành chính Quốc gia – Cơ sở phía Bắc: Trừ khối C, ngành Quản lý nhà nước thi khối A, A1, D lấy từ 17,25-19,5 điểm.

ĐH Lao động – Xã hội: Ngành cao nhất là Công tác xã hội lấy 18,75 điểm, thấp nhất là ngành Bảo hiểm (16,75 điểm).

HV Nông nghiệp Việt Nam: Trừ ngành Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, tất cả các ngành đều từ 20 điểm trở xuống.

ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội: Tất cả các ngành đều lấy 12-15 điểm.

HV Công nghệ Bưu chính Viễn thông: 2 ngành Kỹ thuật điện tử – truyền thông, Kế toán của trường dưới 16 điểm.

ĐH Lâm nghiệp: Tất cả các ngành có mức điểm sàn 15-16 điểm.

ĐH Thăng Long: Trừ ngành Toán ứng dụng (21,25 điểm), các ngành còn lại đều dưới mức 20,25 điểm.

Khu vực phía Bắc (Từ Huế trở ra):

ĐH Tài chính – Quản trị kinh doanh: Tất cả các ngành đều lấy 15 điểm.

ĐH Tân Trào: Có mức điểm sàn các ngành từ 12-15 điểm.

ĐH Quảng Bình: Trừ khối ngành Sư phạm, các ngành còn lại có điểm sàn 12-15 điểm.

ĐH Hồng Đức: Điểm sàn năm 2015 dao động quanh mức 12-20 điểm.

ĐH Y khoa Vinh: Hệ cao đẳng lấy tối đa 20 điểm.

ĐH Công nghệ thông tin & Truyền thông – ĐH Thái Nguyên: Tất cả các khoa đều có điểm sàn 15 điểm.

ĐH Kinh tế & Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên: Điểm sàn dao động 15-17 điểm.

ĐH Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên: Có mức điểm nằm trong khoảng 15-17 điểm.

ĐH Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên: Tất cả các ngành đều lấy 15 điểm.

ĐH Khoa học – ĐH Thái Nguyên: Điểm sàn 15-17 điểm.

ĐH Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên: Điểm sàn dao động ở ngưỡng 12-15 điểm.

ĐH Sư phạm kỹ thuật Nam Định: Điểm sàn nằm trong mức 12-17 điểm.

ĐH Nông lâm – ĐH Huế: Cao nhất lấy 20,25 điểm.

ĐH Kinh tế Nghệ An: Điểm chuẩn nằm ở ngưỡng 12-15 điểm.

ĐH Điều dưỡng Nam Định: Cao nhất lấy 20,75 điểm.

ĐH Vinh: Trừ khối ngành Sư phạm, các ngành còn lại không lấy cao hơn 18,5 điểm.

ĐH Sư phạm kỹ thuật Vinh: Điểm sàn vào trường trong khoảng 12-15 điểm.

ĐH Hàng hải Việt Nam: Trừ các ngành ngôn ngữ lấy điểm ngoại ngữ nhân hệ số 2 và ngành Kinh tế vận tải biển, điểm chuẩn các ngành đều dưới 20 điểm.

ĐH Hải Phòng: Trừ khối ngành Sư phạm, các ngành còn lại có điểm chuẩn từ 20 điểm trở xuống.

ĐH Hùng Vương: Không có ngành nào điểm chuẩn cao hơn 20 điểm.

ĐH Công nghệ giao thông vận tải: Điểm chuẩn cao nhất là 19 điểm.

Khu vực TP Hồ Chí Minh:

ĐH Kinh tế tài chính TP Hồ Chí Minh: Điểm chuẩn 12-15 điểm.

ĐH Công nghệ TP Hồ Chí Minh: Không có ngành nào lấy điểm chuẩn quá 15 điểm.

ĐH Công nghệ Sài Gòn: Các ngành lấy điểm chuẩn 12-15 điểm.

ĐH Văn hóa TP Hồ Chí Minh: Điểm chuẩn vào trường cao nhất là 19,25 điểm.

ĐH Hoa Sen: Điểm sàn không có ngành nào lấy cao hơn 19 điểm.

ĐH Tài nguyên và môi trường TP Hồ Chí Minh: Ngành cao nhất lấy điểm chuẩn là 19,25 điểm.

ĐH Công nghiệp thực phẩm TP Hồ Chí Minh: Trừ ngành Công nghệ thực phẩm và Công nghệ sinh học, không có ngành nào lấy cao hơn 20 điểm.

ĐH Công nghiệp TP Hồ Chí Minh: Điểm sàn vào trường cao nhất là 20,75 điểm.

Khu vực phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào):

ĐH Duy Tân: Không ngành nào lấy cao hơn 18 điểm.

ĐH Tài chính – Kế toán: Điểm chuẩn nằm trong khoảng 12-15 điểm.

ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long: Tất cả các ngành đều lấy điểm chuẩn là 15 điểm.

ĐH Nha Trang: Điểm sàn vào trường cao nhất là 20 điểm.

ĐH Phú Yên: Không ngành nào lấy cao hơn 20 điểm.

ĐH Quảng Nam: Ngành có điểm chuẩn cao nhất là Sư phạm Toán (21 điểm).

ĐH Tiền Giang: Trừ khối ngành sư phạm, các ngành còn lại có điểm chuẩn 11-16,5 điểm.

ĐH Xây dựng Miền Trung: Điểm chuẩn cao nhất là 20 điểm, thấp nhất lấy 12 điểm.

ĐH Xây dựng miền Tây: Có điểm chuẩn ở mức 12-15 điểm.

ĐH Trà Vinh: Trừ nhóm ngành y dược và sư phạm, các ngành khác có điểm chuẩn 15-17 điểm.

ĐH An Giang: Trừ nhóm ngành sư phạm, các ngành còn lại có điểm chuẩn 12-19 điểm.

ĐH Thủ Dầu Một: Điểm chuẩn thấp nhất là 12 điểm, cao nhất lấy 21 điểm.

ĐH Đồng Nai: Trừ nhóm ngành sư phạm, các ngành còn lại có điểm chuẩn 12-16 điểm.

ĐH Công nghệ Đồng Nai: Có điểm chuẩn trong khoảng 12-15 điểm.

ĐH Đà Lạt: Trừ nhóm ngành sư phạm, các ngành còn lại có điểm chuẩn 15-16 điểm.

*Lưu ý: Những gợi ý trên chỉ mang tính tham khảo, dựa vào điểm chuẩn trong 3 năm gần nhất.

Related Posts

Bà ngoại háo hức đón cháu về nghỉ hè, mới 1 tuần đã gọi điện hỏi: Rồi chừng nào tụi nhỏ đi học lại

Các cháu không sống cùng ông bà nên ông bà rất mong cháu về. Vậy mà chỉ trông được tuần mà ông bà đã sợ khiếp vía…

Danh tính em gái Ngân 98, da trắng như Bạch Tuyết, sở hữu cặp ‘đào tiên’ hơn 1 mét

Ngân 98 là cái tên hot nhất nhì CĐM bởi những màn khoe thân táo báo đến phản cảm và gần đây nhất là chuyện tình thị…

Bi kịch người phụ nữ “hóa điên” vì bị chồng nhờ bạn thân “giở trò” để kiếm cớ ly hôn

Cһɪ̉ ᴠɪ̀ ᴋһôпɡ ᴍᴜốп ᴄһɪɑ тàɪ ѕảп ᴄһᴏ ᴠợ ᴋһɪ ʟʏ һôп, ᴄһồпɡ ᴄһị ᴆã пɡһɪ̃ гɑ ᴍộт ᴋế һᴏạᴄһ ᴄựᴄ ᴋỳ тһâᴍ ᴆộᴄ, ᴆớп һèп… Cһúпɡ…

Một bài học trả giá quá đắt: Ngồi cạnh tài xế, đừng bao giờ đặt chân lên táp-lô nhé

Tôi tin rằng rất nhiều người khi ngồi cạnh người tài xế đều có một thói quen là đặt chân lên táp-lô. Bởi lẽ để chân như…

Đàn bà khôn: 4 việc không dừng, 3 thứ không thiếu và 2 người không đợi

Đàn bà khôn không dừng 4 việc, không thiếu 3 thứ và không đợi 2 người này. Có làm được như thế đàn bà mới mong không…

Chàng trai bắt được con cá lớn liền chụp ảnh khoe, may thay dân mạng đã cứu anh

Khá nhiều người, nhất là các bạn trẻ, thường có thói quen ‘check-in’ trước khi ăn uống. Một chàng trai Nhật Bản trước khi chế biến cá đã…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *