Đây cũng là nơi có không ít sân vận động được thiết kế đặc biệt theo những cách không thể ngờ tới. Hãy cùng điểm qua 5 đại diện xuất sắc nhất (theo bầu chọn của tạp chí Fourfourtwo)
5. Hang Jebat – Malaysia
Điểm đặc biệt nhất của sân nhà câu lạc bộ Melaka chính là 19 bức tranh tường khổng lồ bên trong sân vận động, được thực hiện bởi sinh viên 96 trường đại học trong vòng hơn 1 tuần.
Những bức tranh gợi lại những chiến tích trong lịch sử đội bóng, những huyền thoại của câu lạc bộ, tạo nên một không khí sôi sục không chỉ với các cổ động viên mà cả với cầu thủ ra sân thid đấu.
4. The Float – Singapore
Được xây dựng năm 2007, The Float là sân bóng đá nổi lớn nhất thế giới, với khán đài có sức chứa 9000 người. Cảm giác chơi bóng trên mặt nước với khung cảnh tuyệt đẹp của vịnh Marina và trung tâm Singapore chắc hẳn sẽ khiến bất cứ cầu thủ nào cũng cảm thấy phấn khích.
3. Floating – Thái Lan
Cũng là 1 sân đấu nổi trên mặt nước, nhưng sân ở đảo Ko Panyee, Thái Lan không được thiết kế hiện đại và đắt tiền như ở Singapore.
Các cư dân ở đây nhận ra họ không thể chơi bóng liên tục ở những khu đất sát bờ biển vì phải phụ thuộc vào thủy triều, vậy là ý tưởng về sân đấu nổi với những ngọn núi và khung cảnh thiên nhiên kỳ vĩ đằng sau được thực hiện.
2. Asymmetrical – Thái Lan
Nằm ở khu vực đông đúc Khlong Toei ở thủ đô Bangkok, 4 sân đấu này không hề có hình dạng đối xứng như bình thường, mà được thiết kế hình chữ L hoặc zig-zag để phù hợp với địa hình của các tòa nhà và khoảng đất trong khu vực.
Ý tưởng sáng này đã được sự tán thưởng trên toàn thế giới, được tạp chí TIME bầu chọn là 1 trong 25 phát minh của thế giới năm 2016.
1. Cần Thơ – Việt Nam
Sân vận động Cần Thơ là sân vận động lớn nhất Việt Nam (hơn cả sân Mỹ Đình – 4 vạn chỗ ngồi). Sân vận động Cần Thơ có thể chứa 50.000 người.
Tuy nhiên thay vì chỉ tổ chức đá bóng thì sân vận động lại tổ chức đua xe môtô. Và đây là môn thể thao được người dân Cần Thơ và các tỉnh lân cận ưa thích. Cuộc đua xe môtô một năm thường tổ chức 3 lần đua là vào ngày mùng 4 Tết, ngày 30-4 và ngày 2-9.
Tờ FourFourTwo nhận định: “Việc các cuộc đua diễn ra thường xuyên trên một SVĐ bóng đá thực sự là một điều bất bình thường. Thậm chí, sân Cần Thơ còn là địa điểm quen thuộc để tổ chức giải đua xe vô địch quốc gia của Việt Nam, bên cạnh những cuộc đua nhỏ lẻ khác.
Sẽ ra sao nếu như các giải đua này bị trùng lịch với các trận bóng đá diễn ra tại đây? Đó sẽ là mối nguy hiểm không khí cho các cầu thủ, mà còn các những CĐV nữa”.
Đối với một đội bóng vật lộn ở nửa cuối bảng xếp hạng V.League 2017 như XSKT Cần Thơ, việc các NHM tới xem các giải đua nhiều hơn các trận bóng đá là điều không có gì ngạc nhiên
“Đối với một đội bóng vật lộn ở nửa cuối bảng xếp hạng V.League 2017 như XSKT Cần Thơ, việc các NHM tới xem các giải đua nhiều hơn các trận bóng đá là điều không có gì ngạc nhiên”, tờ FourFourTwo khẳng định.
Theo thống kê của VPF, XSKT Cần Thơ là đội bóng có lượng khán giả tới sân thấp nhất tại V.League 2017 với 26.500 CĐV, trung bình 2.038 người/trận. Rõ ràng, những lời nhận định trên của FourFourTwo nói lên một thực trạng đáng buồn về sự quan tâm của NHM xứ Tây Đô với đội bóng con cưng ở mùa giải năm nay.
Theo Em&Tôi