ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đuổi 438 sinh viên vì không nộp bằng tốt nghiệp THPT

Đại diện nhiều trường cho rằng cách làm của ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM tương đối nghiêm khắc nhưng không sai so với quy định của Bộ GD&ĐT

ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM vừa buộc thôi học 438 sinh viên, trong đó số thuộc hệ đào tạo chất lượng cao chiếm nhiều nhất với 228 người. Lý do trường đưa ra là những sinh viên này không nộp bản gốc bằng tốt nghiệp THPT để kiểm tra và đối chiếu hồ sơ.

Thực tế, hàng năm, các trường đại học vẫn tiến hành việc đối chiếu, kiểm tra thông tin sinh viên nhập học để đảm bảo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.

10% sinh viên bỏ học mỗi năm

Ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ Thuật TP.HCM, cho biết danh sách bị đuổi học vì không nộp bằng THPT có hơn 400 sinh viên. Tuy nhiên, chỉ 10 sinh viên không nộp bằng, số còn lại đã nghỉ học, du học hoặc đã học ở trường khác.

Do đó, việc kỷ luật đuổi học vì không nộp bản gốc bằng tốt nghiệp THPT chỉ là hình thức để trường xóa tên các em này trong danh sách sinh viên.

“Phần lớn sinh viên trong danh sách bị đuổi học lần này đã nghỉ từ lâu nên nhà trường đưa vào hình thức kỷ luật vì không nộp bản gốc bằng tốt nghiệp cấp ba. Thực tế, không trường nào muốn đuổi hàng trăm sinh viên, nhất là đối với các trường tự chủ, nguồn thu phụ thuộc nhiều vào học phí. Trung bình mỗi năm có khoảng 10% chỉ tiêu tuyển sinh nghỉ học, bỏ học”, ông Dũng cho biết.

Ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. Ảnh: M.N.

Theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, sinh viên nhập học phải trình giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời. Sau một năm, các em phải nộp bản gốc bằng tốt nghiệp để đối chiếu, kiểm tra.

Ông Dũng cũng cho biết thêm 10 sinh viên không nộp bằng có thể vì chưa tốt nghiệp hoặc có lý do khác. Trường đã thông báo nhiều lần nhưng sinh viên không chấp hành, nên buộc phải kỷ luật.

Chưa tốt nghiệp THPT vẫn học đại học

Không chỉ ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, nhiều trường đại học tại TP.HCM cũng có những biện pháp kiểm tra, đối chiếu để đảm bảo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.

Ông Đồng Văn Hướng, Phó hiệu trưởng ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM, cho rằng việc làm của ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM là hoàn toàn hợp lý. Theo ông Hướng, thay vì để đến khi xét tốt nghiệp mới “ngã ngửa” vì sinh viên chưa tốt nghiệp cấp ba, việc kiểm tra ngay từ đầu sẽ rà soát và lọc sinh viên dần, tránh lãng phí thời gian, công sức của cả nhà trường và chính sinh viên.

Tân sinh viên ĐH Kinh tế – Luật làm thủ tục nhập học. Ảnh: Phương Linh.

Ông Hướng cho hay ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM thường yêu cầu sinh viên nộp bản photo có công chứng bằng tốt nghiệp THPT bản chính cho nhà trường ngay trong năm nhất để đảm bảo điều kiện học tập cho các năm sau.

“Những năm gần đây, các trường bắt đầu xét tuyển đại học bằng điểm học bạ THPT, nhiều sinh viên trúng tuyển khi còn chưa dự thi THPT quốc gia. Do đó, việc kiểm tra, đối chiếu lại thông tin khi sinh viên vào học là cần thiết”, ông Hương nói.

Phó hiệu trưởng ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM cũng thông tin rằng tại trường này có trường hợp sinh viên vào học vài năm nhưng khi yêu cầu nộp bằng tốt nghiệp THPT mới biết em này chưa tốt nghiệp cấp ba.

Ông Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đuổi học sinh viên khi không nộp bằng THPT là cách làm riêng của trường.

Tại ĐH khoa học Xã hội và Nhân văn, sinh viên chỉ nộp bằng tốt nghiệp THPT lúc làm hồ sơ xét tốt nghiệp đại học. Người nào không nộp sẽ không được xét tốt nghiệp.

“Tinh thần chung của Bộ GD&ĐT quy định sinh viên phải nộp bằng tốt nghiệp THPT để kiểm tra theo quy chế tuyển sinh. Các trường tùy theo cách quản lý của mình có thể thu lúc này lúc khác và có những hình thức kỷ luật khác nhau”, ông Hạ cho hay.

Ông Trần Vũ, Trưởng phòng Công tác Sinh viên, ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho rằng cách làm của ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM tương đối nghiêm khắc và không sai.

“Về mặt quy định của Bộ GD&ĐT, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM làm không sai, tuy nhiên mỗi trường có cách quản lý sinh viên khác nhau. Đối với ĐH Khoa học Tự nhiên, khi xác nhận nhập học, thí sinh đều phải nộp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời.

Với giấy chứng nhận này, nhà trường tạm tin tưởng các bạn đã tốt nghiệp THPT. Nhà trường cũng tạo điều kiện cho các bạn đến khi xét tốt nghiệp mới yêu cầu nộp bằng chính thức”, ông Vũ cho biết.

Tuy nhiên, theo ông Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh, ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, vấn đề đối chiếu bằng là bắt buộc nhưng trên thực tế chỉ mang tính chất kiểm tra để đảm bảo thông tin chứ không cần thiết lắm.

“Các em nhập học đã kiểm tra giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời rồi và đồng thời trong dữ liệu xét tuyển sinh các em bị rớt tốt nghiệp đã không nằm trong dữ liệu nên việc kiểm tra lại chỉ là hình thức. Nếu đến khi xét tốt nghiệp đại học, sinh viên vẫn không xác minh được mình đã tốt nghiệp THPT thì không được tốt nghiệp đại học. Quá thời gian tốt nghiệp mới bị đuổi học”, ông Sơn nêu quan điểm.

Theo Hongbien

Related Posts

Bà ngoại háo hức đón cháu về nghỉ hè, mới 1 tuần đã gọi điện hỏi: Rồi chừng nào tụi nhỏ đi học lại

Các cháu không sống cùng ông bà nên ông bà rất mong cháu về. Vậy mà chỉ trông được tuần mà ông bà đã sợ khiếp vía…

Danh tính em gái Ngân 98, da trắng như Bạch Tuyết, sở hữu cặp ‘đào tiên’ hơn 1 mét

Ngân 98 là cái tên hot nhất nhì CĐM bởi những màn khoe thân táo báo đến phản cảm và gần đây nhất là chuyện tình thị…

Bi kịch người phụ nữ “hóa điên” vì bị chồng nhờ bạn thân “giở trò” để kiếm cớ ly hôn

Cһɪ̉ ᴠɪ̀ ᴋһôпɡ ᴍᴜốп ᴄһɪɑ тàɪ ѕảп ᴄһᴏ ᴠợ ᴋһɪ ʟʏ һôп, ᴄһồпɡ ᴄһị ᴆã пɡһɪ̃ гɑ ᴍộт ᴋế һᴏạᴄһ ᴄựᴄ ᴋỳ тһâᴍ ᴆộᴄ, ᴆớп һèп… Cһúпɡ…

Một bài học trả giá quá đắt: Ngồi cạnh tài xế, đừng bao giờ đặt chân lên táp-lô nhé

Tôi tin rằng rất nhiều người khi ngồi cạnh người tài xế đều có một thói quen là đặt chân lên táp-lô. Bởi lẽ để chân như…

Đàn bà khôn: 4 việc không dừng, 3 thứ không thiếu và 2 người không đợi

Đàn bà khôn không dừng 4 việc, không thiếu 3 thứ và không đợi 2 người này. Có làm được như thế đàn bà mới mong không…

Chàng trai bắt được con cá lớn liền chụp ảnh khoe, may thay dân mạng đã cứu anh

Khá nhiều người, nhất là các bạn trẻ, thường có thói quen ‘check-in’ trước khi ăn uống. Một chàng trai Nhật Bản trước khi chế biến cá đã…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *