Việc không có niềm tin vào bản thân là một “rào cản” tước luôn cơ hội để người kia biết họ được yêu quý ra sao. Ngoài ra, còn vô số những lý do khác khiến các bạn trẻ ngày nay ngại yêu.
Có những phụ huynh luôn cuống cuồng lo lắng vì con mình yêu sớm, yêu nhiều, yêu vội, không chú tâm đến công việc và học hành. Nhưng lại có bố mẹ vẫn canh cánh nỗi lo trái ngược, đó là con mình đã đến tuổi nhưng không chịu… yêu, cũng bởi những lý do này.
Không có niềm tin vào bản thân
Đừng nghĩ rằng, việc bạn cam tâm đóng “vai phụ” đi bên cạnh ai đó là điều tốt đẹp. Vì bạn đang tự tước đi cơ hội được đóng “vai chính” và tước luôn cơ hội để người kia biết họ được yêu quý ra sao. Điều duy nhất bạn nên làm là phải có niềm tin vào bản thân để dũng cảm bày tỏ với đối phương và sẵn sàng đối mặt với câu trả lời, dù nó có thể không như bạn mong muốn.
Vừa “muốn” vừa “sợ”
Đây chính là biểu hiện chung của những cô nàng mãi chẳng tìm được người yêu. Các nàng luôn muốn tìm được một người thương để cùng nắm tay “chung đường đi lối về”, nhưng lại ngại mở lòng mình với người khác, sợ đối phương chẳng đủ tốt, sợ bản thân bị tổn thương. Các nàng không tin vào tình yêu nhưng lại khát vọng có được nó, sợ mất đi cho nên không dám có, thứ không đạt được mới là tốt nhất, vì chân lí này nên quyết định không yêu ai.
Bạn sợ phải đặt lòng tin sai chỗ
Bạn sợ cảm giác yêu ai đậm sâu, sợ một lần nữa mất lòng tin vào chính người mình yêu thương nhất. Xây dựng niềm tin giống như đan một cái áo len, tỉ mỉ từng đường kim mũi chỉ, nhưng để đánh mất nó thì rất dễ, bạn chỉ mạnh tay kéo một đầu, chiếc áo sẽ trở thành đống len rối vô dụng
Bạn sợ phải cam kết điều gì
Hai bạn đã hẹn hò vài tháng, và anh ấy muốn tiến xa hơn thay vì chỉ làm bạn đơn thuần. Nhưng chỉ cần anh ấy ngỏ lời yêu, hay nói về những dự định xa, đột nhiên bạn sẽ biến mất ngay sau đó. Bạn thích gặp gỡ hẹn hò với người này người kia, nhưng tuyệt nhiên trong đầu lại rất sợ những lời yêu ngọt ngào hay sự chắc chắn của người khác. Nó làm bạn bối rối, bởi vì bạn chưa sẵn sàng để có thể gắn bó với một người nào đó lâu dài.
Sợ cảnh ràng buộc trong hôn nhân
Trên thực tế có nhiều người chỉ muốn yêu thôi mà không thích tính chuyện cưới xin. Nhưng khi tình yêu đã đến độ chín muồi nào đó, họ nhất định phải tính chuyện tương lai. Chỉ là có nhiều người không muốn ràng buộc vào một cuộc hôn nhân nào hết và vì thế họ sợ phải chính thức yêu và đặt vấn đề với một ai đó.
Sợ yêu tình đơn phương
Yêu một người mà không được đáp lại, đó chính là tổn thương lớn nhất, thiệt thòi lớn nhất của người phụ nữ. Cả tuổi thân xuân chạy theo một người mà người ấy lại dành tấm chân tình cho người khác, thử hỏi bạn có vui được không? Cả tuổi xuân phải nhìn người ấy hạnh phúc bên ai đó mà mình lại chẳng thế tới gần cũng không thể vì hận mà yêu người khác, thật là đau đớn vô cùng. Khi yêu sợ nhất là một mối tình đơn phương như vậy.
Mất niềm tin vào tình yêu
Lí do muôn thuở của cô nàng độc thân chính là bị ám ảnh bởi di chứng hậu chia tay và cảm thấy tình yêu là thứ nguy hiểm nhất đời. Các nàng dễ rơi vào trạng thái vô cảm trước những màn săn đón tán tỉnh, bất kể làm gì cũng sẽ nhớ về người cũ, thậm chí không làm gì cả cũng sẽ đau thương, nhớ nhung. Những cuộc tình đã qua đối với nàng cảm giác như là những cái cây cổ thụ cắm rễ sâu trong lòng đất, bây giờ cây bị bứng đi rồi, nơi ấy còn lại là một hố trống hoác tang thương.
“Lười yêu” vốn xuất phát từ nguyên nhân tâm lý. Có những người hài lòng quá mức với những mối quan hệ hiện có, suốt ngày quẩn quanh với từng đấy con người, gói gọn trong chỉ môi trường ấy. Họ thỏa mãn với điều đó và không có nhu cầu muốn mở rộng thêm mối quan hệ ở những môi trường khác. Có những người lại vì ám ảnh đổ vỡ quá khứ, bị tác động những “bi kịch” tình yêu của những người xung quanh hoặc “cố thủ” trong suy nghĩ “tình yêu là điều xa xỉ” mà sinh ra bệnh lười yêu. Vậy bạn có phải là người “lười yêu”?
Theo bestie