Rất nhiều người chịu bỏ mấy năm sang Nhật làm xây dựng, đóng gói, chăn nuôi, điện tử,… để có một phần nhỏ gửi về gia đình. Có người đủ tiền trả nợ, có người sửa được nhà, mua luôn được đất,….và đằng sau những đồng tiền ấy là…
Rất nhiều người chịu bỏ mấy năm sang Nhật làm xây dựng, đóng gói, chăn nuôi, điện tử,… để có một phần nhỏ gửi về gia đình. Có người đủ tiền trả nợ, có người sửa được nhà, mua luôn được đất,….và đằng sau những đồng tiền ấy là:
Những nỗi cực khổ trước khi được sang Nhật
Đừng nói chi chuyện ăn ở khổ sở khi sang xứ lạ quê người mà trước đó, khoảng thời gian học ở Việt Nam thôi đã vất vả vô cùng. Muốn được sang ấy phải phỏng vấn, phỏng vấn đạt thì mới đóng tiền rồi học. Học xong lại thi, thi đạt mới được sang Nhật.
Tình hình là phỏng vấn ban đầu tùy trường có chỗ khó chỗ dễ, may mắn gặp chỗ dễ và mọi chuyệm êm xuôi trót lọt thì được đóng tiền vào học.
Tiền học phí không rẻ, chưa kể phải đóng 1 cục luôn chứ không được chia ra, trong đó còn bao gồm tiền ăn ở, tiền đặt cọc để sang ấy mình không bỏ trốn. Tính sơ sơ đã mất đến mấy trăm triệu đồng cho các chi phí đào tạo dự bị, ăn, ở, phí khám sức khỏe, làm visa,….
Tuy nhiên, học xong là cũng phải thi nữa và điều đặc biệt là trong số toàn bộ học viên chỉ một phần ba trong số này qua được kỳ thi chứng chỉ tiếng Nhật Bản.
Cô đó kể con gái cổ để đạt được mức N3 (mức ở giữa trong 5 mức từ 1 đến 5) cũng là người sáng dạ sẵn rồi nhưng phải học rất chăm chỉ, theo khóa đào tạo liền ngày sẽ mất gần 1 năm. Những người học chậm phải mất đến 1,3 -1,5 năm.
Ngoài ra, các ứng viên thường xuyên tham gia các buổi thi tiếng Nhật ở Việt Nam và các bài phỏng vấn trực tuyến của người Nhật. Sau khi vượt qua các vòng thi khó khăn, ứng viên phải chờ thời gian cấp visa và đủ số người mới đủ điều kiện.
Khi sang được Nhật
Mình từng nghe người quen kể lại cô con gái sang Nhật làm điều dưỡng tại một bệnh viện ở vùng Miyazaki, Nhật Bản được gần 2 năm theo diện xuất khẩu lao động. Mức lương của công việc ấy là 200.000 yên/tháng (tương đương khoảng 40 triệu đồng).
Nghe nhiều vậy chứ sau khi trừ bảo hiểm khoảng 30.000 yên (6 triệu đồng); thuê nhà 15.000 yên (3 triệu đồng); xe đi lại 10.000 yên (2 triệu đồng); tiền ăn 30.000 yên (6 triệu đồng); chi phí sinh hoạt điện nước, nấu nướng 10.000 yên (2 triệu đồng) thì chưa tính chi phí đi chơi, thăm bạn bè, mỗi tháng chị dành dụm được khoảng 100.000 – 115.000 yên (tương đương với 22 – 25 triệu đồng).
Đừng nghĩ 3 triệu tiền phòng là thoải mái. Phòng trọ rộng 16 m2 cho 4 người ở, song cơ sở vật chất cũng chỉ hơn một chút so với căn nhà cấp 4 ở quê nhà. Khi làm hợp đồng thuê phòng, chị phải nộp thêm 20 triệu đồng (đây là số tiền đặt cọc, sẽ trừ dần nếu người thuê làm hỏng hóc hoặc mất đồ).
Còn lương đó là cao nhưng không phải ai cũng được nhiêu đó, nó chia ra nhiều loại XKLĐ ngắn hạn 1 năm, 3 năm, du học, thực tập sinh…..các bạn đừng nhầm lẫn. Lương công nhân bình thường thì tính theo giờ. Mỗi giờ làm việc, được trả 750 yên, thu về khoảng 130.000 yên/tháng, tương đương 27,5 triệu đồng. Trừ tất cả phụ phí, bảo hiểm, ăn ở, mỗi công nhân như chỉ để lại được khoảng 12-13 triệu đồng. Ăn cơm theo công trình, xí nghiệp thì mới có dư, nhưng nuốt thì không nổi đâu nhé, ăn 1 -2 ngày là ngán tận cổ rồi chứ đừng nói phải ăn nguyên năm. Muốn được mức lương cao, đòi hỏi ứng viên phải có 3 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành tại Nhật Bản. Sau đó, ứng viên phải trải qua các kỳ thi cấp Chứng chỉ quốc gia Nhật Bản và có chứng chỉ năng lực tiếng Nhật cấp độ N3 cái ngành mà mình theo.
Công việc cực khổ quần quật ấy đáng lẽ phải tự thưởng cho mình bằng 1 cuộc họp mặt ăn uống gì đó hay xem phim để giải trí, mua sắm này nọ nhưng không những chi phí đó nếu như lấy tiền dành dụm ra để xài thì chắc chẳng còn đồng nào. Mà trái lại nếu muốn thì phải cày thêm mới được.
Đơn cử, một tuyến xe bus ngắn tại Việt Nam có giá hiện thời là 5.000 đồng/người/lần, nhưng bên Nhật, cứ bước lên xe là mất ít nhất 30.000 đồng/tuyến, chưa kể tuyến xa giá sẽ đắt hơn gấp nhiều lần. Hiện vé vào cửa công viên vườn thường ở Việt Nam là 4.000 – 5.000 đồng/người, ở khu vui chơi giải trí 130.000 – 150.000 đồng/người, nhưng vé vào công viên tầm trung ở Nhật Bản đã gần 1 triệu đồng. Như vé vào cửa công viên Universai ở Osaka (Nhật Bản) là 1, 3 triệu đồng. Do đó, những người lao động ngoại quốc như chị hiếm khi dám rút ví chi trả cho những dịch vụ ấy.
Bởi vậy, không có bất kỳ một chuyến đi chơi hay thăm bạn bè nào trong một tháng liền thì mới có thể dành được chút đỉnh để gửi về cho gia đình mà thôi.
Nỗi đau không thể chứng kiến
Tất cả các yếu tố trên chỉ là những gì may mắn khi được chọn đúng công ty tốt để đi, đúng công ty tốt để ký hợp đồng. Chứ thực tế, lao động làm việc tại Nhật bị “bóc lột” hoặc có thu nhập thấp, bị bồi thường bị lừa đảo đầy ra.
Đi làm xa thì nhớ nhà dữ lắm nhé, cô người quen vừa kể vừa khóc rằng:” Con gái cô nó tội lắm! Nó gọi cho cô vào toàn giờ khuya lắc. Tầm 11h đêm (tức khoảng 9h bên mình), lúc đó nó vừa ăn vừa nói chuyện, nó cười cười chứ cô thấy đau lòng, nhiều khi rơi nước mắt vì nhớ con nhớ cái, vì thấy tội cảnh cơm nhà không được ăn.”
Mấy người sang đó may mà có người Việt sống cùng, nhưng cũng khác dòng họ, đôi khi cũng dễ mất lòng. Phải nhịn, phải mạnh ai nấy sống thì may ra yên nhà yên cửa.
Sống bên ấy lại sợ mưa bão, động đất, thời tiết xấu, tuyết rơi dày và đến gần 23:00 đêm mới được tự do làm việc cá nhân,…cũng có thể nguy hiểm tính mạng bất kỳ lúc nào
Thật ra, chuyện về xuất khẩu lao động không phải là chuyện mà em quan tâm. Bài chia sẻ này thật sử của em chỉ mang mục đích là một cách nhìn nhận sự thật thôi. Hy vọng cả nhà đọc để thấu hiểu cho những người hy sinh hạnh phúc, chịu xa nhà để có tiền gửi về quê lo cho gia đình. Làm giàu bằng cách này thì có thể đổi đời, em khuyến khích nhưng cái gì cũng có cái giá của nó “một điều tốt mà ba bốn điều dữ”, hãy đi và khuyên người thân của mình đi lao động khi chuyện tiền nong, nợ nần thật sự khó khăn.