Có những điều kiêng kỵ trong Tết Đoan Ngọ ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch – một ngày Tết truyền thống tại Việt Nam mà ai cũng phải biết để tránh rước hiểm họa vào thân.
Đoan ở đây là mở đầu, còn Ngọ là giữa trưa, Đoan Ngọ là bắt đầu lúc giữa trưa, tháng 5 âm trời bắt đầu nắng to, dương khí thịnh như mặt trời vào lúc giữa trưa. Vào ngày Tết này, người dân sẽ dâng lễ cúng để đánh dấu việc bước sang khí tiết mới, mừng đất trời đổi thay. Ngoài ra, để có được tài lộc, sức khỏe tốt nhất, mọi người cần phải cẩn thận để tránh phạm vào những điều kiêng kỵ trong Tết Đoan Ngọ.
1. Không đặt chân xuống đất ngay khi thức dậy vào buổi sáng
Theo quan niệm ngày xưa, trong cơ thể con người nhất là bộ phận tiêu hóa thường có sâu bọ, nếu không tiêu diệt, thì chúng sẽ gây hại cho sức khỏe. Sâu bọ có quanh năm, nhưng vào ngày mùng 5 tháng 5 là ngày chúng ngoi lên nên người ta phải tiêu diệt chúng. Để giết sâu bọ, người ta dùng ăn rượu nếp và trái cây.
Chính vì vậy đối với người lớn sáng mới ngủ dậy không được đặt chân xuống đất mà phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, sau đó bước xuống bàn ăn một chén rượu nếp, hoa quả.
2. Không được để rơi hay mất tiền
Nên thận trọng khi làm những giao dịch tiền bạc hay khi xuất hành, tránh để tiền bạc hư hao. Làm rơi ví hay mất tiền vào ngày này là đại kị, bởi điều này không khác gì việc để tài lộc của mình rơi mất, vận trình tài lộc cũng theo đó mà càng ngày càng sa sút, dễ rơi vào cảnh nợ nần, túng thiếu.
3. Không mua đồ lưu niệm không rõ ý nghĩa
Trong ngày nếu có đi du lịch gần hay xa, đến những vùng đất lạ, phong tục tập quán không giống nhau, nếu có ý định mua đồ lưu niệm thì cần tìm hiểu kĩ ý nghĩa của món đồ đó, tránh tình trạng dùng sai hoặc không đúng mục đích, gây hại cho chính mình.
Hơn nữa, cũng nên tránh mua những vật có hình thú kì quái bởi mọi vật đều chứa linh khí, nếu là linh khí tốt ắt có lợi cho con người và ngược lại, chuyện dùng bùa chú tuy chưa được khoa học chứng thực tuy nhiên cũng được truyền miệng ngàn đời nay nên vẫn phải cẩn thận.
4. Không nên soi gương vào ban đêm sau 12h đêm
12h đêm là thời điểm âm khí cực vượng, mà gương lại thuộc tính âm, dễ chiêu âm khí, còn được coi là cửa ngõ giao giữa 2 giới âm – dương. Chính vì thế, sau 12h đêm, tốt nhất không nên soi gương hay đứng trước gương chụp ảnh, bởi không chỉ sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng mà có thể bạn sẽ bị dọa bởi những hiện tượng tâm linh kì bí nữa đấy.
5. Không nên để giày dép lộn xộn
Nguyên nhân là bởi quan niệm dân gian cho rằng, trong tiếng Hán giày dép đồng âm với từ “tà”, nghĩa là tà khí. Để giày dép không đúng, để lung tung dễ chiêu dụ tà khí.
Theo đó, khi đi về nhà, mọi người nên tháo giày dép và để mũi giày hướng ra ngoài, để tà khí thuận đường tiêu tan. Còn không để ý mà để giày dép hướng vào trong nhà thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc dẫn dụ tà khí vào nhà.
6. Không làm “chuyện ân ái” vợ chồng
Kiêng khem, tránh việc gần gũi nam nữ là một trong những điều kiêng kỵ trong Tết Đoan Ngọ. Bởi lẽ, theo quan niệm cổ xưa, việc “ân ái” sẽ dẫn đến những điều vận hạn đen đủi, không may mắn, thậm chí là đại hạn. Thậm chí, vào ngày sâu bọ, cơ thể sẽ không được khỏe mạnh lắm, nên sẽ bị suy kiệt khi cố “sinh hoạt” làm hỏng “cuộc yêu”, kiệt sức rất nguy hiểm.
7. Các món ăn không nên cúng
Không cúng hoa khô héo, đồ ăn hỏng. Hoa quả xanh, hoa quả giả (bằng nhựa) không được dùng cúng gia tiên ngày 5/5 âm lịch.
Mâm lễ cúng gia tiên ngày Tết Đoan Ngọ gồm những thứ dưới đây:
– Hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp.
– Các loại hoa quả gồm các loại quả mùa hè như mận, hồng xiêm, dưa hấu, vải, chuối… (mận và vải là hai loại quả không thể thiếu trong mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ)
– Xôi, chè, bánh ú tro (còn gọi là bánh tro hay bánh gio).
8. Những món nên và không nên ăn để ‘giết sâu bọ’
Nên ăn:
– Cơm rượu nếp cẩm: Theo quan niệm của người dân, vị nồng của cơm nếp hòa với men cay của rượu cơm nếp sẽ có tác dụng loại bỏ những loài ký sinh có hại trong cơ thể.
– Thịt vịt: Thịt vịt với tính mát, có tác dụng cân bằng phong huyết, âm dương trong cơ thể, có tác dụng bồi bổ cơ thế sau ốm, chữa co giật, hạ nhiệt, giảm mụn nhọt.
– Quả mận, vải: Theo quan niệm của ông bà xưa, sau khi các loài sâu bọ trong cơ thể bị cơm rượu nếp “chuốc say”, chúng ta tiếp tục ăn các loại trái cây có vị chua sẽ khiến chúng chết nhanh hơn.
– Bánh tro: Bánh tro theo quan niệm xưa là có sự hấp thụ các đặc tính của cây cỏ có tác dụng tiêu tan hết bệnh tật trong người, đồng thời giải nhiệt trong tiết trời oi bức tháng 5.
– Trè trôi nước: Tính mát, béo ngại giúp trừ trùng phòng bệnh cho cơ thể.
Không nên ăn:
– Mực: Ăn mực sẽ bị đen đủi đeo bám, làm gì cũng không thành công trong tháng này.
– Mắm tôm: Người ta kiêng ăn mắm tôm vì sợ ô tạp, hôi hám, gây độc cho cơ thể.
Theo WTT