Các mẹ ơi vào tâm sự chuyện chi tiêu đi nào. Bình quân mỗi tháng nhà các mẹ chi tiêu thế nào? Chồng em làm văn phòng mỗi tháng được 8 “củ”, em cũng được tương đương nhưng tháng nào cũng đều đặn “móc…
Các mẹ ơi vào tâm sự chuyện chi tiêu đi nào. Bình quân mỗi tháng nhà các mẹ chi tiêu thế nào? Chồng em làm văn phòng mỗi tháng được 8 “củ”, em cũng được tương đương nhưng tháng nào cũng đều đặn “móc ví” để mua sữa cho con, trả tiền thuê nhà, tiền điện, tiền nước rồi ăn uống… Cuối tháng 2 vợ chồng chẳng để lại được gì.
Nói đến chuyện tiền điện lại thấy xót ruột, tháng nào nhà em cũng xác định bỏ ra 1 triệu rưỡi để thanh toán vì bật điều hòa, tủ lạnh cả ngày… Mùa đông tiết kiệm còn dễ chứ mùa hè nắng nôi thế này, muốn tắt điều hòa cũng không nỡ vì xót con.
Nhiều khi nghĩ cũng chán các mẹ ạ, vợ chồng em cưới nhau được 3 năm rồi mà vẫn chịu cảnh ở nhà thuê. Với cái kiểu chi tiêu như hiện nay thì chắc đến mùa quýt mới mua được nhà mất!
Trời xui đất khiến thế nào đợt vừa rồi em lại tìm được bài viết chỉ mẹo tiết kiệm điện. Ban đầu đọc thì cũng hoang mang lắm, nhưng kệ mất gì mà mình không thử nên em làm theo xem sao. Hôm qua thanh toán tiền điện mà vợ chồng nhìn nhau hoảng hốt: Còn có 500k! Có nhầm không? Giảm hơn 1 nửa tiền luôn các chị ạ.
Thực sự là vui quá, các mẹ hãy làm theo thế này nè, vừa tiết kiệm điện cho nhà nước, lại vừa tiết kiệm tiền cho nhà mình, đơn giản lắm luôn ạ.
1. Rút nguồn các thiết bị điện tử khi không sử dụng
Các mẹ hãy chú ý nhé: kể cả khi đã tắt thì máy tính, TV, quạt… vẫn sẽ tiêu tốn năng lượng. Mặc dù con số này là không cao, nhưng hãy tính đến việc chúng tiêu tốn của gia đình mình 24 giờ mỗi ngày và 7 ngày mỗi tuần trong suốt một thời gian dài.
Để hạn chế điều này, em đã rút nguồn tất cả các thiết bị khi không còn sử dụng, bao gồm cả những đồ vật mà chúng ta ít để ý tới như laptop, smartphone, iPad, quạt điện tử, lò vi sóng, và những thiết bị có bộ đếm giờ nói chung.
2. Lưu ý để tiết kiệm điện khi dùng bóng đèn
– Nên sử dụng các loại bóng tiết kiệm điện năng như đèn Compact, đèn Tuýp, đền chữ U sẽ tiết kiệm điện năng hiệu quả hơn.
– Khoảng 10-12 tháng thay bóng đèn định kỳ một lần hoặc khi bóng đèn có dấu hiệu chập chờn hãy thay ngay để đảm bảo khả năng đốt nhiên liệu của nó hiệu quả và tiết kiệm.
3. Chọn chế độ “dry” khi sử dụng điều hòa
Các mẹ hãy dùng điều khiển để chuyển chế độ lạnh từ “Cool” sang chế độ “Dry” để tiết kiệm điện nhé.
Thao tác đơn giản trên sẽ giảm công suất tiêu thụ điện của điều hòa sẽ giảm đi 10 lần, hạn chế sốc nhiệt vì nhiệt độ phòng sẽ không thấp quá 23 độ C và không dao động lớn với nhiệt độ bên ngoài.
Giảm tiêu hao năng lượng cũng đồng nghĩa với việc ít tốn tiền điện hơn. Như vậy, chị em ta đã có thể tiết kiệm được thêm một khoản tiền cho gia đình mình.
4. Không bật tắt điều hòa liên tục và nhớ ngắt aptomat
Trước đây em có thói quen để nhiệt độ thật thấp, chờ cho phòng thật mát thì tắt điều hòa và bật quạt, đến khi cảm thấy nóng thì lại bật máy một lúc nhưng hóa ra đây là sai lầm lớn khiến tốn điện thêm lại còn nhanh hỏng máy.
Bởi khi khởi động, máy điều hòa phải tiêu tốn rất nhiều điện năng để bật máy nén, động cơ quạt và để làm lạnh không khí đến mức nhiệt độ yêu cầu. Vì khi đó nhiệt độ trong phòng đã nóng lên vài độ, đến mức cơ thể cảm nhận được.
Thao tác Bật/Tắt liên tục cũng khiến điều hòa giảm độ bền thế cho nên các mẹ hãy luôn bật máy và tắt trước khi định ra ngoài khoảng 30 phút là hợp lý.
Sau khi dùng điều khiển từ xa để tắt máy, hãy ngắt luôn Aptomat (công tắc nguồn điện vào máy) vì thực tế, khi tắt bằng điều khiển, máy vẫn tiêu thụ điện ngầm.
5. Tủ lạnh cần phải đặt vào chỗ thông gió, thoáng mát
Đọc xong tin này em lập tức đề nghị chồng di dời chỗ để tủ lạnh luôn, lý do là:
Theo các chuyên viên về điện lạnh, nên đặt tủ lạnh ở nơi thông thoáng, hạn chế đặt vào những góc nhà chật hẹp, lưng và hai vách bên hông tủ lạnh phải cách tường chí ít là 10cm để bảo đảm thoát nhiệt.
Muốn không khí lưu thông xung quanh tủ lạnh và để chống ẩm, người tiêu dùngcó thể kê tủ cách mặt đất hơn 5cm. Bởi nhiệt độ xung quanh truyền vào tủ lạnh nhiều sẽ ảnh hưởng khả năng tản nhiệt, điện hao nhiều hơn.
6. Điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh hợp lý
Khi thực phẩm trữ lạnh trong tủ không nhiều, các mẹ hãy điều chỉnh cấp độ làm lạnh ở mức trung bình hoặc thấp vì như vậy sẽ tiết kiệm điện hơn.
Tốt nhất là các mẹ nên bỏ túi 1 chiếc nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ lạnh với buồng giữ lạnh, nhiệt độ ở mức 7-8ºC là đạt, không cần thiết điều chỉnh độ lạnh tối đa. Với ngăn đông lạnh, điều chỉnh nhiệt độ ở mức -18ºC thay cho -22º là vừa đủ.
Theo WTT