Với tính tương tác cao, độ phủ sóng rộng khắp thế giới, dù chỉ là status nhỏ trên trang cá nhân cũng có đến vài triệu người dùng Facebook tiếp cận. Biết được ưu thế này, có người dùng mạng xã hội để…
Với tính tương tác cao, độ phủ sóng rộng khắp thế giới, dù chỉ là status nhỏ trên trang cá nhân cũng có đến vài triệu người dùng Facebook tiếp cận. Biết được ưu thế này, có người dùng mạng xã hội để chia sẻ tâm sự, kêu gọi giúp đỡ cho 1 cá nhân khó khăn hay gây dựng hội từ thiện. Nhưng cũng có người, lợi dụng để đăng những nội dung vu khống, bôi nhọ danh dự của cá nhân khác, share các clip dung tục nhằm trục lợi cho bản thân, gây hoang mang dư luận, khiến các cơ quan chức năng không thể đứng ngoài cuộc được nữa. Họ bắt đầu xử lý mạnh tay, đưa ra hình phạt thích đáng với những người vi phạm.
Vì thế, các chị nhờ đừng dại mà đăng 5 thứ này lên Facebook kẻo có ngày bị công an sờ gáy nhé.
1 .Đăng nội dụng bịa đặt nhằm vu khống, bôi nhọ danh dự của người khác
Một số người tự tin biến trang cá nhân của mình thành nơi bôi nhọ danh dự và nhân phẩm của người khác. Không ít người còn ghép ảnh, đặt điều bịa chuyện nhằm hạ bệ đối tượng đang trong “tầm ngắm” của mình.
Chính vì thói quen ngồi sau bàn phím và thỏa sức “tấn công” người khác thông qua facebook, những người này không ý thức được hành vi của mình là vi phạm pháp luật. Đến khi sức chịu đựng của các nạn nhân vượt quá giới hạn và họ chính thức nhờ cơ quan chức năng can thiệp thì mới lúng túng đi xóa dấu vết hoặc khẩn thiết xin lỗi các nạn nhân.
2. Tung ra những phát ngôn thiếu kiềm chế
Về pháp luật Việt Nam, Facebook không phải là thế giới ảo, khi phát ngôn trên facebook dưới tài khoản đăng ký của bạn, thì bạn phải chịu trách nhiệm đến cùng trước những phát ngôn của chính mình. Cũng chính vì thế mà vài năm trở lại đây, đã có nhiều trường hợp người dùng facebook bị xử phạt hành chính. Ví dụ như một cô giáo mầm non ở Hà Nội, vì vô tư bình luận trên facebook nói rằng học sinh… “mất dạy như chó” mà cô giáo này đã mất việc ngay sau đó.
Hoặc hồi đầu năm là sự việc một người ngoại quốc có tên là Daniel Hauer đăng các lời lẽ thô tục trên mạng facebook xúc phạm đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh, đội tuyển U23 Việt Nam và bôi nhọ người Việt. Hiện tại Daniel Hauer đã phải nhận hậu quả là một trong những trung tâm tiếng Anh tại Hà Nội quyết định ngưng hợp tác và đơn phương hủy hợp đồng trước thời hạn. Cơ quan chức năng cũng đã gửi giấy mời ông Daniel Hauer đến để làm việc.
Đây là 1 ý quan trọng nhất trong 5 nội dung đừng bao giờ đăng lên Facebook kẻo bị phạt tù như chơi nhưng lại rất nhiều người lơ là.
3. Bịa chuyện sốc để câu like
Một số người dùng facebook để “sống ảo”. Họ không những viết status giật gân mà còn vẽ nên câu chuyện đầy chất hư cấu nhằm câu like cho mục đích riêng. Nhẹ nhàng thì lấy ảnh người khác và nói là ảnh của mình, hoặc đăng một bức ảnh từ nước ngoài nhưng viết nên một câu chuyện xảy ra ở… Việt Nam.
Đầu tư hơn nữa, không thể không kể đến facebook của cô gái tự nhận nuôi con của tử tù, từng một thời gian lấy đi nước mắt của bao nhiêu người. Thậm chí đã có 20 ngàn lượt chia sẻ về câu chuyện “cảm động rơi nước mắt” này. Không chỉ kể chuyện, cô gái này còn nhờ bạn viết một lá thư rồi nói đây là lá thư mà người cha tử tù viết cho cô, rồi chụp ảnh cháu ruột của mình để thông báo với cộng đồng đây là… con của người cha sắp bị tử hình. Cô gái này đã bị mời về trụ sở Công an làm việc và Facebook của cô cũng bị xóa vĩnh viễn.
4. Tung tin bịa đặt về trật tự xã hội gây hoang mang dư luận
Ngoài ra còn có vô vàn những tin bịa: bị rạch đùi, cướp giật, chặn đường cướp nội tạng… Những đối tượng tung tin này tất nhiên đã bị bắt để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Được biết việc cung cấp thông tin không đúng sự thật làm ảnh hưởng đến an ninh, an toàn thông tin, khiến cho người tiếp nhận thông tin hoang mang, lo lắng dẫn đến trật tự xã hội không được đảm bảo. Theo quy định hiện hành, hành vi cung cấp nội dung thông tin sai sự thật sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng– 30.000.000 đồng (Đối với tổ chức vi phạm) và từ 10.000.000 đồng – 15.000.000 đồng (Đối với cá nhân vi phạm).
5. Chia sẻ ảnh hoặc clip có nội dung phản cảm
Khái niệm “phát tán văn hóa phẩm có nội dung phản cảm” trước đây vẫn được hiểu nôm na như hành vi mua bán băng đĩa nhạy cảm, up clip, hình ảnh “nóng” mạng xã hội. Tuy nhiên,động thái khác cũng được xem là vi phạm pháp luật, đó là khi người dùng dù không đăng tải nhưng đã trực tiếp share những thông tin đó lên trang cá nhân, lên các hội nhóm, hoặc chia sẻ với bạn bè.
Trong số những người nhìn thấy clip hay hình ảnh đồi trụy trên facebook, ít ai dừng lại một giây để chọn “report”, mà thay vào đó là hoặc sẽ like, comment rồi cuối cùng là share, không hề nghĩ đến hậu quả sâu xa.
Hành vi phát tán ảnh nóng trên Facebook
Để bảo vệ cho bản thân và những người xung quanh, các mẹ nhớ đừng bao giờ đăng 5 nội dung đó lên facebook kẻo bị phạt như chơi nhé. Hãy để facebook là một diễn đàn để mọi người cùng nhau chia sẻ những thông tin có ích chứ đừng biến nó thành nơi trục lợi cho bản thân, làm ảnh hưởng đến người khác nha.
Theo WTT