Hiện tượng nóng lên toàn cầu là một chủ đề cấp bách được giới khoa học quan tâm nhất hiện nay. Trong nhiều thập kỷ, công nghiệp hóa xã hội đã làm suy kiệt tài nguyên của Trái Đất, gia tăng ô nhiễm mỗi trường cũng như biến đổi khí hậu nghiêm trọng.
Giờ đây chính nhân loại sẽ phải gánh chịu những hậu quả do tự mình gây ra. Hãy cùng theo dõi chùm ảnh bên dưới để thấy được thế giới chúng ta đang có nguy cơ tiến tới bên bờ diệt vong như thế nào, phải chăng ‘Ngày Tận thế’ đã không còn cách bao xa nữa?
1. Bùng nổ dân số là nguyên nhân khiến Mexico trở thành một trong những thành phố đông dân nhất trên thế giới
2. Độ ô nhiễm của Bắc Kinh ở mức PM2.5, vượt xa mức an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế 40 lần
3. Tại Haiti, quốc gia nghèo nhất thế giới, 4 triệu người phải sống nhồi nhét trong thành phố Port-au-Prince chật chội
4. New Delhi, thủ đô của Ấn Độ với lượng dân số khủng khiếp 25 triệu người, tràn ngập các bãi rác và bụi ô nhiễm
5. Ngay cả tại Los Angeles, lượng điện tiêu thụ để vận hành thành phố đã lên đến mức báo động
6. Nhà máy khổng lồ này được xây dựng tại Canada để chế biến cát dầu
7. Tại tiểu bang Oregon, cả một khu rừng bị đốn hạ để xây đập
8. Mỏ khai thác dầu trải dài hàng dặm ở California khiến nơi này đã trở thành vùng đất chết
9. Khí thải từ một nhà máy của Anh phủ kín một vùng trời
10. Cảnh chen chúc hỗn loạn trong một ngày đại hạ giá của Mỹ cho thấy con người ngày nay quá coi trọng lợi ích
11. Những làn sóng rác tại bờ biển Indonesia
… thực ra có cả một hòn đảo rác ở Bắc Thái Bình Dương
12. Hình ảnh một chú voi ở Kenya bị nhẫn tâm giết hại, và thủ phạm chính là con người
13. Hổ Amur là một trong những loài động vật quý hiếm nhất thế giới, nhưng những kẻ săn trộm không ngần ngại cướp đi sinh mạng của nó để đạt được mục đích
14. Sông Hoàng Hà tại Trung Quốc giờ đây đã bốc mùi khó chịu
15. Các sông băng đang tan chảy nhanh chóng vì thay đổi khí hậu
… làm cạn kiệt nguồn lương thực của loài gấu Bắc cực khiến chúng phải chết đói
16. Mỏ kim cương lớn nhất thế giới của Nga
17. Cái chết đau đớn của động vật khi ăn phải rác thải
18. Nạn chặt phá rừng vẫn hoành hành ở British Columbia