Vì sức tàn phá khủng khiếp cũng như hậu quả để lại cho nạn nhân vô cùng tàn khốc, các loại vũ khí sau bị cấm sử dụng trong chiến tranh.
- Khí mù tạt
Khí mù tạt được sử dụng để làm sạch các hầm quân sự trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Loại khí này có màu nâu, có thể làm tràn dịch phổi, khiến nạn nhân bị ngạt thở và tử vong.
- Hơi độc thần kinh
Công ước Hague và Geneva đã từng cấm tất cả các loại hơi độc thần kinh đều do sự tàn phá khủng khiếp của chúng. Loại độc này gây co giật, bất tỉnh, các vết bỏng rộp, chảy máu trong và làm hỏng hệ thống thần kinh.
- Khí độc phosgene
Khí độc phosgene là nguyên nhân gây ra 85% tổng số trường hợp tử vong do vũ khí hóa học trong Thế chiến I. Nó là loài độc không màu, không mùi, phá hủy phổi và làm tổn thương các protein giúp phổi trao đổi khí oxy.
- Hầm chông
Hầm chông vốn đã tồn tại trong hàng thế kỷ và từng được sử dụng phổ biến trong Chiến tranh Việt Nam. Những chiếc chông được đóng chặt trong đất và tẩm độc tố là nỗi kinh hoàng đối với kẻ địch nếu chẳng may ngã xuống.
- Vũ khí sinh học
Vũ khí sinh học có lịch sử khá lâu đời và có nhiều loại. Thời xa xưa, người Mông Cổ từng ném các thi thể thối rữa qua khu vực của đối phương để lây lan dịch bệnh.
- Bom Napalm
Bom Napalm là tác nhân gây cháy được sử dụng để thiêu trụi một vùng đất rộng lớn. Chúng bị cấm sử dụng trong các khu rừng hoặc gần khu dân cư.
- Vũ khí laser
Các loại vũ khí laser gây mù vĩnh viễn cho binh lính và dân thường nên bị cấm sử dụng.
- Vũ khí laser sóng vi-ba
Sức phá hoại của vũ khí laser sóng vi ba là từ từ nướng chín mục tiêu khiến họ phải chịu đựng vô cùng khủng khiếp.
- Đạn tẩm độc
Vì các khẩu súng thời đầu thường không chính xác hoặc không đủ sức mạnh nên các tay súng đã tẩm thêm chất độc vào đầu đạn. Vì lực sát thương mạnh, để lại hậu quả lâu dài đối với nạn nhân nên chúng bị cấm trên diện rộng kể từ năm 1675 trong Hiệp định Strasbourg.
- Bom muối (Salted Bombs)
Bom muối chứa các chất đồng vị khác, tạo ra bức xạ và làm cho khu vực đó không thể sống được. Vũ khí này bị cấm vì có ảnh hưởng phá hoại trái đất.
Theo lantoa