Ngày nay, một số dân tộc thiểu số vẫn còn giữ lại những tập tục từ cổ xưa khiến con người hiện đại khó lòng hiểu được. Một bộ tộc cổ dài nằm ở khu Miến Điện, phía Bắc của Thái Lan là một trong số ấy. Chỉ cần đeo vào cổ chiếc vòng đồng, giống như tập tục bó chân ở Trung Quốc không chỉ là tiêu chuẩn làm đẹp của phụ nữ xưa mà ngày nay nó còn trở thành công cụ giúp các thương nhân ĸıếɱ tiền.
Bộ tộc cổ dài có nguồn gốc từ biên giới phía Bắc Thái Lan giáp với Myanmar, dân tộc này có tên là Kayan, là một tộc người thiểu số sinh sống ở Padang. Hiện tại họ sống trong thị trấn Mae Hong Son khiến thị trấn này bỗng nhiên trở thành điểm thu hút khác du lịch từ Trường Mai Thái Lan tới thăm quan. Nhưng tộc người Kayan là một trong những dân tộc thiểu số hiếm hoi được doanh nhân Thái chi tiền để họ sinh sống. Thực tế, họ đã trở thành công cụ ĸıếɱ tiền cho các ông chủ và trở nên mất tự do cũng như địa vị xã hội.
Theo hướng dẫn viên du lịch giới thiệu, theo bộ tộc Kayan, vòng cổ vừa có tác dụng tránh sát thương khi thú dữ cắn vào cổ, vừa giúp giảm sắc đẹp của người phụ nữ để tránh bị bộ tộc khác bắt đi. Thậm chí, những người đàn ông trong bộ tộc còn cho rằng, phụ nữ đeo càng nhiều vòng cổ thì càng quyến rũ và thu hút họ hơn.
Từ xa xưa, vòng cổ được biết đến là một mặt hàng thời trang đắt tiền và chỉ dành riêng cho những cô gái gia đình khá giả. Vì vậy, không phải cô gái nào cũng có thể sở hữu chiếc cổ dài “quý phái”. Số vòng cổ này tăng dần theo tuổi tác và thậm chí có thể khiến cổ cao tận 40 cm với trọng lượng vòng lên đến 16 kg.
Kỳ thực cổ của phụ nữ thuộc bộ tộc cổ dài và các bộ tộc khác không có gì khác nhau. Nhưng do thời gian dài đeo vòng, xương cổ bị kéo căng ra nhờ đeo số lượng vòng nhiều liên khiến họ tạo ra bản sắc của dân tộc với chiếc cổ dài. Các cô gái phải đeo chiếc vòng cổ thiết kế đặc biệt này từ khi 5 tuổi và số lượng vòng tăng lên theo từng năm. Chiếc vòng nặng tới 5 kg và khi tháo xuống, cổ của các cô gái trông rất yếu ớt.
Mặc cho thời tiết nóng bức như thế nào, phụ nữ thuộc bộ tộc cổ dài vẫn phải đeo lên chiếc vòng thiết kế đặc biệt như thế này. Mỗi khi chiếc vòng quá nóng do hấp thụ nhiệt, người phụ nữ lại phải tưới nước sông lên để hạ nhiệt.
Theo tập tục, trong suốt cuộc đời người phụ nữ hầu như không được tháo xuống chiếc vòng cổ đặc biệt này. Ngay cả người chồng cũng không được nhìn thấy hình dáng chiếc cổ của vợ mình. Người phụ nữ chỉ có duy nhất 3 thời điểm tháo xuống chiếc vòng trong suốt cuộc đời mình chính là lúc bắt kết hôn, sinh con và cʜếƫ. Hiện tại, rất nhiều phụ nữ vẫn chọn gắn bó với những chiếc vòng cổ này nhưng không vì lí do lưu giữ tập tục truyền thống mà là vì lí do thương mại phục vụ du lịch.
“Những bé gái ngày nay hầu như không chịu đeo vòng vì ảnh hưởng của lối sống hiện đại. Nếu như ở thế hệ chúng tôi, phụ nữ được cho là xinh đẹp khi sở hữu nhiều vòng cổ thì giờ đây, họ đổ lỗi vì những chiếc vòng khiến họ trở nên kì quặc và lạc hậu”- già làng Old Mu Lone chia sẻ.
Bởi vì vòng đồng chồng lên nhau theo tuổi tác, ngay cả người phụ nữ lớn tuổi cũng đang bị sức nặng của nó ép vai xuống. Theo hồ sơ giới thiệu, hiện người phụ nữ có cổ dài nhất của tộc người Kayan dài 70 cm.
Họ làm cách nào để vệ sinh sạch chiếc vòng này? Thông thường, người phụ nữ sẽ dùng rơm luồn vào khe hở để làm sạch. Nếu người phụ nữ có hoàn cảnh gia đình giàu có hơn, họ có thể dùng vải để làm sạch vòng cổ.
Việc đeo vào chiếc vòng này không phải là một phong tục đẹp mà nó chính là đang áp bức phụ nữ. Ngày nay, cuộc sống của phụ nữ cổ dài bị hạn chế rất nhiều, họ trở thành những công cụ để du khách thỏa mãn sự tò mò. Trong khi các nhà kinh doanh thu bán vé thăm quan rất đắt đỏ thì người phụ nữ phải đẹo vào chiếc vòng này lại chỉ nhận được số tiền ít ỏi.
Vì mục tiêu kinh doanh, bộ tộc cổ dài đã bị tước đoạt đi địa vị. Thỉnh thoảng, thương nhân đưa những người phụ nữ này đến những nơi sang trọng để mọi người thưởng thức, chiêm ngưỡng nhưng phần thưởng cho họ chỉ là những bữa ăn.
Họ chỉ có thể dựa vào công việc làm những món đồ lưu niệm bằng tay để ĸıếɱ thêm thu nhập nuôi sống gia đình. Một số dùng để bán cho du khách, một số thì dùng để đổi lấy thức ăn và nước uống.
Dù nghèo nhưng phụ nữ trong gia đình vẫn thường mặc lên bộ trang phục màu sắc rực rỡ để trình diện trước mặt du khách tham quan. Bằng cách này, du khách khó lòng biết được hoàn cảnh sống thật của họ khó khăn như thế nào.
Đây là hình ảnh các cô gái bộ tộc cổ dài lấy xuống chiếc vòng cổ bằng đồng. Tất cả họ đều có dị tật ở cổ hoặc ở vai.
“Tôi đã rất Ɖац Ɖớп trong suốt 13 năm đeo vòng. Chúng như những “chiếc gông” bó buộc chúng tôi. Còn hiện tại, tôi thấy thoải mái và nhẹ nhàng hơn rất nhiều”- chia sẻ từ cô gái Muu Pley vừa tháo vòng vì sợ cổ phát triển quá dài.
Bộ tộc Kayan đang đứng trước nguy cơ mai một bản sắc văn hóa khi chỉ có thể giữ được tục lệ chứ không giữ được linh hồn của truyền thống và mọi thứ khách du lịch đang chiêm ngưỡng chính là phục vụ mục đích thương mại mà thôi. Trước đây, tục lệ chân bó ‘gót sen’ của một số dân tộc thiểu số tại Trung Quốc đã tước đi sự tự do của người phụ nữ, ngày nay, tục lệ của người của tộc người cổ dài cũng đang tước đoạt đi quyền tự do, sức khỏe chỉ vì mục đích thương mại.
Theo hongbien