Thiên đường nhiệt đới mà ông tạo ra giờ là nơi chốn của hổ Bengal, tê giác Ấn Độ, thậm chí có cả đàn voi hơn 100 con ghé thăm mỗi năm.
Majuli, hòn đảo trên sông lớn nhất thế giới đang đứng trước nguy cơ biến mất. Theo ước tính, trong hơn 70 năm qua, diện tích của Majuli đã bị thu hẹp quá nửa, chỉ khoảng 20 năm nữa nó sẽ bị nhấn chìm.
Nguyên nhân đến từ sự sạt lở, xói mòn liên tục. Ấn Độ đã nỗ lực gìn giữ quần thể thiên nhiên này bằng cách xây kè, kiên cố hóa những khu vực hay sạt lở. Tuy nhiên, từ năm 1991 đến nay, có hơn 35 ngôi làng ở đây đã bị cuốn trôi. Trong khi nhà chức trách vẫn đang loay hoay, một người nông dân yêu môi trường đã hành động để bảo vệ những gì còn sót lại.
Gần 40 năm trước, Jadav Payeng, một cậu bé 16 tuổi đã chứng kiến sự xói mòn kinh hoàng và cái chết của vô số loài rắn do lũ quét và nhiệt độ cao ở Majuli. Jadav tự coi việc giữ gìn nơi đây thành sứ mệnh cả đời. Miệt mài trồng cây, ngày qua ngày, từng chồi non được Jadav gieo xuống đã trở thành khu rừng nhiệt đới rộng 550ha, rộng hơn cả Central Park ở New York (340ha).
Jadav nay đã già, nhưng thiên đường nhiệt đới mà ông tạo ra giờ là nơi chốn của hổ Bengal, tê giác Ấn Độ, thậm chí có cả đàn voi hơn 100 con ghé thăm mỗi năm.
Dưới đây là câu chuyện của Jadav Payeng, người anh hùng vô danh khiến cả thế giới phải nể phục:
Sau khi câu chuyện của Jadav được cả thế giới biết đến, ông được xem như người hùng. Dưới đây là bộ phim tài liệu Forest Man of India (Người rừng Ấn Độ) được thực hiện để tôn vinh những nỗ lực vì môi trường của Jadav.
Theo genk