Chưa hết cách, bà nội đã vội dùng ngón tay người chết để trị vết bớt cho cháu

Chưa hết cách, bà nội đã vội dùng ngón tay người chết để trị vết bớt cho cháu

Tưởng sinh thường, ngờ đâu em khó sinh, phải chuyển vào bàn mổ. Khi đón được con rồi, bác sĩ chỉ ồ một câu:

-Trời ơi! Cái đầu… – xì xầm, xì xầm…

Nghe vừa xong câu bác nói, em mệt quá, ngủ đi lúc nào chẳng biết. Khi tỉnh lại, đã thấy mình nằm ngoài phòng. Lúc ấy, điều làm em chờ đợi nhất chỉ là được gặp mặt con. Rồi cũng đến lúc chồng “lon ton” bế con về…

Em ngắm đầu con mãi, so đi so lại mới tin đầu con bình thường, không bị thủy não, cũng chẳng sao cả. Chỉ mỗi tội đầu bư quá sức. Nhưng sau khi quan sát một hồi, em phát hiện ra trên nhân trung con có vết đỏ, hơi nhạt và phẳng. Em có quay sang hỏi thì má bảo: “Trẻ sơ sinh nó vậy. Ít hôm nữa lại lặn ngay”.

Tin lời má, em không mảy may nghi ngờ gì thêm. Nhưng mãi đến khi con về nhà đã gần 1 tháng mà vết đỏ cũng không khỏi cho. Đã thế còn có vẻ đậm hơn.

Ngày thôi nôi con, nhiều người cứ đè vết đỏ trên nhân trung con em mà hỏi:

– Thằng cu nó bị bớt à? Cái này phải chữa đi chứ không sau lan ra thì khổ!

Khổ thật chứ! Tưởng chẳng nhằm nhò, hóa ra lại là vết bớt. Thế thì phải đưa con đi trị thôi!

Nghĩ vậy, em cho con đi khám. Bác sĩ bảo cứ cho bé về nhà, sinh hoạt bình thường. Đợi lớn hơn, vết bớt tự khỏi. Nhưng bác cũng dặn dò thêm rằng nếu thấy vết bớt đỏ lan rộng, đậm màu hơn hoặc chảy máu thì phải đưa bé đi viện ngay. Nghe bảo con lớn sẽ tự khỏi, em cũng an tâm được phần nào.

Cách đây mấy tháng, má chồng lên thăm cháu, thấy vết bớt nên hỏi han dữ lắm. Em cũng bảo đã đi khám, bác sĩ nói không sao. Nhưng xem chừng lúc ấy, má chẳng ưng bụng.

Sau khi má trở về quê được ít tuần, nhà em nhận được điện thoại bảo phải về quê gấp nhưng không nói lý do. Nhà em vốn nghe lời má nên gác công việc, đưa vợ cho về luôn. Vừa đặt chân xuống thấy đám tang cạnh nhà kèn, cò réo rắt, nghe mà não ruột…

– Nhà cô Thứ có người nào vừa mất hả má?

Nhà em hỏi má chồng

Ừ… bà già chồng của cổ, trúng gió cảm, mới mất hôm qua.

– Mà má gọi tụi con về gấp có chuyện gì vậy? – Thì… nhà cũng sắp làm giỗ nội, sẵn nhớ cháu, má kêu bây về chơi ít hôm. Mày cứ để vợ con cho má, rồi thì vào lại Xì-Gòn làm ăn gì đó thì làm.

Vì không thể bỏ việc, nhà em về lại thành phố. Mẹ con em ở lại với nội.

Đêm hôm đó, cơm nước xong xuôi, má bảo em đi ngủ sớm để bà bế cháu. Em đi đường dài cũng mệt nên dù tiếng kèn, cò có hơi ồn nhưng cũng ngủ thiếp đi lúc nào chẳng hay. Sáng hôm sau, em tỉnh dậy, cả nhà vắng tanh, không bóng người. Gọi mãi, bác hàng xóm nghe mới chạy vào báo:

– Cô dậy rồi hả? Em bé cô chẳng biết sao đêm qua cứng đờ, người lạnh câm. Bà với mấy cô đưa đi bệnh viện rồi.

Em hộc tốc nhờ người chở lên bệnh viện. Cánh cửa he hé, em thấy con nằm một mình ở đó giữa mớ dây chuyền nên chực vào phòng ngay. Đúng lúc ấy thì nghe tiếng cô hai với cô tư trò chuyện:

– Đã nói thằng nhỏ còn bé quá, làm cách này không được mà má cứ làm, hại thằng nhỏ phải nhiễm hơi lạnh. Giờ biết ăn nói làm sao với mẹ nó đây!

– Tưởng má vùi tỏi vào người thằng nhỏ thì không sao nữa rồi! Ai dè đâu cháu mình nó yếu quá!

– Yếu gì! Thấy tào lao thì có! Người lớn dùng tay người chết chạm vào để chữa bệnh cũng phải về tắm rượu từa lưa để khỏi mắc hơi chứ huống gì con nít. Em đang hóng cho hết câu chuyện thì má chồng từ sau gọi:

-Ai… ai nói con biết mà lên đây?

Hai chị nghe tiếng, dường như hiểu chuyện nên chạy ra ngoài, kéo em và má vào phòng giải thích rõ đầu đuôi. Thì ra, bà nội gọi em về đây vì có người già cảm chết đột ngột. Bà muốn dùng tay người chết, chạm vào vết bớt con em để nhờ người này mang vết bớt con theo cùng. Sau khi làm xong thì thằng bé về nhà vẫn bú bình thường. Má thấy em ngủ ngon, không nỡ đánh thức nên để nó ngủ bên phòng má. Được đâu vài tiếng, thằng bé cứng đờ, người lạnh ngắt và không có dấu hiệu phản ứng. Bà biết con mắc hơi người chết nên gọi các cô vào, âm thầm đưa đi viện luôn…. Nghe giải thích xong mà em đớ người, chẳng biết nói gì luôn các mẹ ạ!

Cũng may mà con em mạng lớn còn qua khỏi chứ nếu không em chẳng biết có còn tiếp tục được mối quan hệ vợ chồng với nhà em sau chuyện tày đình này không nữa! Dẫu biết cũng chỉ vì thương cháu nên bà mới làm vậy nhưng thế này thì hóa ra hại con, hại cháu. Vậy mới biết, đâu ra mà lắm chiêu trị bệnh tai hại đến thế! Nhân đây, em cũng xin nói lại với các mẹ có con nhỏ đang bị bớt thế này để không nhầm lẫn nữa ạ!

Thứ nhất: Nhiều trẻ bị bớt không điều trị gì cả sẽ tự khỏi trong vòng vài năm, trễ nhất là 9 năm. Do đó, bố mẹ hãy kiên nhẫn chờ đợi.

Thứ hai: Để biết con mình có thực sự bị bớt không, mẹ có quan sát để phân biệt. Thông thường, bớt có hai loại:

Bớt mạch máu (có quá nhiều mạch máu hoặc các mạch máu to hơn mức bình thường) gồm có:

– Bớt chấm: Vết bớt này có màu đỏ nhạt, thường xuất hiện trên trán, mí mắt, sau cổ hoặc trên mũi, môi trên, sau đầu; rất dễ thấy khi bé khóc và thường nhạt đi khi trẻ được 1 – 2 tuổi;

– U máu hay “bớt dâu tây”: Bớt nổi lên trên bề mặt da đầu, cổ hoặc bất cứ vị trí nào; có màu đỏ tươi và có thể hết sau sinh vài ngày nhưng nếu mạch máu sâu, bớt lớn thì có thể để lại sẹo sau khi phẫu thuật;

– Bớt rượu vang đỏ: Vùng da bị đổi màu trông giống như rượu vang, thường xuất hiện trên mặt, cổ, cánh tay hoặc cẳng chân với nhiều kích cỡ khác nhau và thường to dần lên khi trẻ phát triển. Nếu để đến tuổi trung niên, bớt sạm đen và dày lên, chẳng bao giờ tự lặn được. Trường hợp này phải được chẩn đoán và theo dõi để xem bớt có ảnh hưởng đến những bộ phận lân cận như mắt hay không.

Bớt sắc tố (sắc tố trên da phát triển quá mức) Các loại bớt sắc tố thường thấy nhất là:

Bớt cà phê sữa: Có màu cà phê sữa và bình thường. Nhưng nếu có nhiều bớt cà phê sữa trên da thì đó là dấu hiệu của bệnh u xơ thần kinh (bệnh di truyền).

– Bớt Mông Cổ: Bớt phẳng, có màu xanh xám và thường xuất hiện trên thắt lưng hoặc mông. Bớt này lành và sẽ khỏi khi trẻ lớn hơn mà không để lại biến chứng gì.

– Nốt ruồi: Màu đen, nâu hoặc nâu sạm và tồn tại suốt đời. Trong một số trường hợp, nốt ruồi sẫm màu, và có kích thước lớn rất có thể phát triển thành ung thư da (u hắc tố) về sau.

Thứ ba: Cho con đi khám nếu vết bớt gây đau đớn, ngứa ngáy, bị xuất huyết hoặc bị nhiễm trùng.

Thứ tư: Để điều trị, thông thường chỉ để khỏi tự nhiên. Riêng bớt cà phê sữa phải được tẩy bằng tia laser nhưng nó sẽ tái phát trở lại. Với nốt ruồi, sau khi bé lớn có thể xóa bỏ.

Các u máu có thể tự khỏi đến tối đa lúc bé được 9 tuổi. Nếu u mạch máu lớn hơn hoặc nguy hiểm hơn thường được điều trị bằng Steroid. Nếu là bớt rượu vang trên đầu và cổ, phải trị bằng tia laser ở giai đoạn sơ sinh lúc vết bớt và các mạch máu còn nhỏ sẽ cho kết quả tốt nhất.

Hiện tại, em đang đợi con khỏe lại. Sau đó sẽ cho bác sĩ kiểm tra lại vết bớt xem sao. Các mẹ nào có kinh nghiệm chữa trị thực tế rồi, xin cho em thêm ý kiến với ạ!

NQ

Related Posts

16 bức ảnh cho thấy ‘chán đời’ có thể nảy sinh ý tưởng khiến người ta phì cười

Chán nản có thể khiến thúc đẩy người ta tạo nên những điều tuyệt vời. Một số người trong hoàn cảnh chán đời có thể trở thành…

Bác sĩ phụ sản gợi ý: 20 mâm cơm ở cữ, bà đẻ nên ăn để lợi sữa rất tốt cho mẹ và bé

Các bà mẹ sinh thường thì có sự lựa chọn đa dạng hơn, có thể uống sữa, các loại sinh tố, cháo thịt, cháo móng giò… Đối…

10 mẹo làm đẹp cực hữu ích mùa đông giúp các nàng luôn xinh, chẳng sợ môi khô da mốc

Khỏi lo cứ đến mùa đông da lại khô, nứt nẻ, môi sần sùi sẽ không còn là nỗi ảnh. Hãy lưu ngay 10 mẹo siêu hay…

Bà mẹ chia sẻ ảnh bào thai 14 tuần tuổi vì con bị gọi là “chất thải y tế”

Sharran Sutherland một người mẹ bị sảy thai ở tháng thứ 4 đã đăng bức ảnh đứa con bé nhỏ Miran củ mình lên mạng xã hội…

Đánh bay mỡ thừa, tạm biệt vòng eo sồ sề, chảy xệ chỉ với 10 phút mỗi ngày tại nhà

Chị em phụ nữ vẫn luôn bị ám ảnh bởi vòng eo sồ sề, kém thon. Chính vì vậy, ai cũng muốn tìm cách để có được…

8 loại bệnh chỉ cần ăn ổi là sẽ khỏi, không cần chạy đi bác sĩ tốn tiền

Nếu ổi là loại quả được bạn ưa chuộng thì điều gì sẽ xảy ra khi thường xuyên ăn quả này! Người ta ví ổi chứa một…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *