Tiền là vật ngoài thân, nhưng nhiều người vì nó mà không màng sống chết.
Ai muốn thắng xin nhường cho thắng.
Ai muốn hơn xin cứ tự nhiên.
Đủ phước Duyên thì toàn quyền sử hữu.
Cố cưỡng cầu, giữ cũng chẳng lâu.
Tiền là vật ngoài thân, nhưng nhiều người vì nó mà không màng sống chết.
Người sống ở đời, quý ở chỗ giàu mà có đức, đối với tiền tài, sinh không mang theo đến, tử không mang theo đi. Đừng quá truy cầu mà dính mắc vào nó, cái gì là của bạn sẽ là của bạn, nếu không phải của bạn dù có cưỡng cầu cũng không được.
Tôi vẫn nhớ tới một câu chuyện cổ được nghe bà ngoại kể lại trong làng quê tôi. Từ xa xưa người dân làng tôi ai ai cũng đều tín ngưỡng tin vào thần Phật. Cứ đến tết nhà nào cũng làm bánh nếp vừa để thành kính dâng lên thần Phật vừa để làm quà biếu.
Có một gia đình nọ vô cùng nghèo khó, vì không có tiền mua gạo nếp nên chỉ có thể dùng ngô làm bánh để bày tỏ lòng thành. Khi làm xong những chiếc bánh đầu tiên, anh cung kính dâng lên bàn thờ và khẩn cầu: “Con nghèo quá, nhà chẳng có tiền, chỉ có thể dùng ngô để làm bánh kính dâng lên Ngài, xin ngài tha tội và nhận lấy tấm lòng thành của con”.
Anh vừa nói dứt lời, thì bỗng nghe thấy tiếng nói vọng lại từ trong không gian: “Anh đã cung kính ta như vậy, thế thì ta sẽ giúp anh!”. Lời nói vừa dứt, người đàn ông nghèo khổ thấy trên bàn có tám thỏi vàng. Anh giật mình và vội vàng hỏi lại: “Thưa thần, sau này con làm thế nào để hoàn trả nợ Ngài?”. Thần trả lời: “Ngươi hãy trả cho một người có tên là Đông Lai Vũ nhé”.
Người nghèo nọ bắt đầu dùng tám thỏi vàng này để làm ăn buôn bán, lâu dần cuộc sống của anh trở nên khấm khá hơn. Có một hôm anh ta đi ra ngoài để làm ăn, vừa đúng lúc trời mưa to mây đen kín trời. Anh đi tới một nơi không có thôn làng cũng không có quán trọ thì sấm chớp ầm ầm. Bỗng anh phát hiện xa xa có một nhà dân nên vào tá túc nhờ, đây cũng là một gia đình rất nghèo khó. Đến nửa đêm vợ người chủ nhà chuyển dạ, người chồng phải đi ra ngoài tìm bà đỡ.
Sau khi đứa bé được sinh ra, bà đỡ nói, nhà cậu ở phía đông, đêm nay trời lại đang mưa, cậu hãy đặt tên cho thằng bé này là Đông Lai Vũ đi! Vừa nghe thấy cái tên Đông Lai Vũ, người này giật mình bỗng nhớ tới lời Thần dặn – “Trả tiền cho người có tên Đông Lai Vũ” năm xưa.
Sáng hôm sau anh lấy trong túi ra tám thỏi vàng đưa cho chủ nhà. Nhưng chủ nhà dứt khoát từ chối, nói không dám nhận gì cả.
Anh chủ nhà kể lại, tối qua sau khi vợ mình sinh xong, vì để tìm nơi chôn dây rốn của con, anh ra sau nhà đào góc vườn lên và đào được một hũ vàng. Do vậy anh không muốn nhận thêm gì nữa. Người đàn ông nọ kể lại câu chuyện thần Phật hiển linh ngày xưa của mình và nhất quyết vẫn khăng khăng muốn tặng lại gia đình kia 8 thỏi vàng. Không còn cách nào khác người chủ nhà liền nhận lại vàng và làm 8 cái bánh nếp, rồi cho 8 thỏi vàng vào trong đó và tặng lại anh chàng kia để mang đi ăn đường.
Người đàn ông nọ rời khỏi gia đình kia, đang đi trên đường thì gặp một người bán hàng rong gánh một gánh hàng nặng đi qua. Anh liền hỏi người bán hàng rong có muốn mua bánh nếp không? Người bán hàng rong trả lời có, hàng gì anh cũng bán! Thế là người bán hàng rong mua lại tám cái bánh nếp có chứa tám thỏi vàng.
Người bán hàng rong vừa đi vừa rao bán hàng trên đường, thì vào tới đúng nhà gia đình vừa sinh con nọ. Người trong nhà nghe thấy rao bán bánh nếp, liền ra mua tám cái bánh nếp kia mang về, nhìn kỹ lại thì phát hiện ra đó chính là tám cái bánh nhà mình đã làm!
Xem ra đây đúng là ý trời rồi! Thế là gia đình nọ lấy vàng trong tám cái bánh nếp ra, cho vào trong hũ đang đựng những thỏi vàng đã đào được, thì phát hiện ký hiệu trên tám thỏi vàng đó giống hệt những thỏi vàng khác trong hũ.
Đạo đức cao quý của con người thời xưa: Cho dù là người nghèo hay người giàu có đều tin vào sự tồn tại của thần Phật. rất thành tâm kính ngưỡng, hiểu rằng nhất cử nhất động mình làm đều được Thần Phật nhìn thấy, nên giữ gìn đạo đức phẩm giá, không tham lam, tin rằng mọi sự đều được ai bài công bằng. Cái gì là của mình thì sẽ là của mình, nếu không phải của mình thì dù bạn có cưỡng cầu cũng không được như ý muốn.
Theo Yeugiadinh