Theo truyền thuyết và lịch sử để lại có những thanh kiếm nhuốm màu sắc kỳ bí, rùng rợn. Có lúc là biểu tượng quyền lực trong nhiều thế kỷ, là bảo vật quốc gia nhưng đôi khi lại là vũ khí nguyền rủa.
1. Thanh gươm trong đá
Trong khi truyền thuyết Arthur được cho là một sản phẩm của văn hóa dân gian và huyền thoại thì xuất hiện một số câu chuyện cho rằng, thanh gươm trong đá là có thật. Theo đó, người ta nhận định nó là thanh kiếm của hiệp sĩ Tuscan có tênSaint Galgano. Galgano sống ở thế kỷ XII. Hiệp sĩ này tin rằng có thể chặt tảng đá bằng thanh gươm sắc bén của mình một cách dễ dàng tựa như cắt bơ nên đã làm điều kỳ lạ ấy. Tuy nhiên, ông đã không thể rút thanh kiếm ra khỏi tảng đá.
2. Thanh kiếm Kusanagi
Theo truyền thuyết, thanh kiếm Kusanagi được tìm thấy trong xác của một con rắn 8 đầu. Nó bị thần bão và biển “xử”. Kusanagi được coi là biểu trưng của hoàng gia (Imperial Regalia) Nhật Bản và là một trong những biểu tượng nữ thần mặt trời. Hoàng gia Nhật Bản sử dụng nó làm biểu tượng của quyền lực thiêng liêng và dùng để cai trị thần dân. Thanh kiếm này được cho là đang “ngự” trong ngôi đền Atsutathuộc tỉnh Nagano, nhưng sự hiện hữu của nó không được công bố với công chúng trong suốt nhiều thế kỷ qua.
3. Thanh kiếm huyền bí Durandal
Trong hàng trăm năm, thanh kiếm huyền bí Durandal bị gắn vào trong các vách đá phía trên nhà thờ nhỏ Notre Dame ở Rocamadour, Pháp. Các tu sĩ cho hay nó là bảo kiếm của hiệp sĩ Roland. Theo truyền thuyết, Roland đã ném thanh kiếm của mình vào vách đá để nó không rơi vào tay kẻ thù. Kể từ thế kỷ XII, nhà thờ nhỏ Notre Dame đã trở thành một điểm trong cuộc hành hương thiêng liêng của các tín đồ. Năm 2011, giới chức trách đã di chuyển thanh kiếm khỏi vách đá và bảo quản, trưng bày nó ở Bảo tàng Cluny, Paris.
4. Thanh kiếm bị nguyền rủa Muramasas
Theo truyền thuyết, đây là một thanh kiếm cổ của người Nhật Bản và có sức hủy diệt ghê gớm. Do đó, các vị thần đã đưa ra yêu cầu, rằng, người nào sử dụng thanh kiếm buộc phải để nó thấm máu người. Nếu thanh kiếm Muramasas không được thỏa mãn “cơn khát ” thì người đó sẽ bị “xanh cỏ” hoặc tự hại mình. Có rất nhiều câu chuyện về những người sử dụng thanh kiếm Muramasas trở nên điên dại. Do đó, người ta cho rằng nó là vũ khí bị nguyền rủa.
5. Thanh kiếm Honjo Masamune
Theo truyền thuyết Nhật Bản, hai thanh kiếm Masamune và Muramasa đã có một so tài với nhau. Trong khi Muramasa có thể chặt đứt tất cả mọi thứ mà nó chạm vào thì thanh kiếm Masamune lại từ chối “xử lý” bất cứ thứ gì không xứng đáng, thậm chí là cả không khí. Masamune được coi là thanh kiếm quý có giá trị như bảo vật quốc gia nhưng người ta chưa bao giờ tìm thấy hay nhìn thấy nó “bằng xương bằng thịt”.
Vào đầu năm 1271, hai thanh kiếm có tên gọi Joyeuse đã xuất hiện trong nghi lễ đăng quang của các vị vua Pháp. Một trong hai thanh kiếm được cho là thuộc sở hữu của Tòa Thánh La Mã trong nhiều thế kỷ.
7. Thanh kiếm của Thánh Peter
Đã có nhiều truyền thuyết về thanh kiếm của Thánh Peter sử dụng để cắt tai của người hầu trong khu vườn Gethsemane. Joseph xứ Arimathea đã mang thanh kiếm đó cùng Chén Thánh đến Anh. Tuy nhiên, đến năm 968, Đức Giám Mục Jordan đã mang thanh kiếm này đến Ba Lan. Kể từ đó, nó ở lại Ba Lan và được chuyển đến Bảo tàng Archdiocese ở Poznan.
8. Thanh kiếm Wallace
Truyền thuyết kể rằng hiệp sĩ William Wallace đã sử dụng da người làm vỏ kiếm, chuôi kiếm và dây đai dùng để đeo gươm. Wallace đã sử dụng da khô của chỉ huy Scotland phụ trách ngân khố Hugh de Cressingham sau khi đánh bại người này trong trận chiến cầu Stirling. Hiện thanh kiếm này được trưng bày tại Đài tưởng niệm quốc gia Wallace. Nó đã được sửa chữa nhiều lần, không còn nguyên vẹn như ban đầu.
9. Thanh kiếm Zulfiqar
Zulfiqar là một trong những thanh kiếm nổi tiếng nhất trong thế giới Hồi giáo. Nó thuộc sở hữu lãnh tụ Hồi giáo Hazrat Ali – em họ và con rể của nhà tiên tri Muhammad. Một số tài liệu cổ miêu tả nhà tiên tri Muhammad đã trao kiếm Zulfiqar cho Ali trong trận đánh Uhud vì ngưỡng mộ quyền lực và sức mạnh của Ali trên chiến trường. Thanh kiếm này trở thành một biểu tượng trong văn hóa Hồi giáo và được mọi người tôn kính, ngưỡng mộ.
10. Thanh thần kiếm Thuận Thiên
Hơn 5 thế kỷ đã trôi qua, truyền thuyết về hồ Gươm, rùa vàng và thanh thần kiếm Thuận Thiên mà Bình Định vương Lê Lợi hoàn trả sau khi đánh tan 10 vạn quân Minh hung bạo… vẫn sống mãi trong đời sống tâm linh của người Việt Nam.
Theo cách kể trong dân gian, trong sách, trên các văn bia, truyền thuyết có đôi chỗ khác nhau nhưng đều tự trung: Ngày 15 tháng 4 năm Mậu Thân (1428), Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế tại điện Kính Thiên ở thành Đông Đô (Thăng Long, Hà Nội). Nhân một buổi đẹp trời, vua ngự giá ra chơi hồ Tả Vọng (còn gọi là hồ Lục Thủy vì nước xanh sẫm), thuyền rồng vừa đến giữa hồ, bỗng dưới nước nổi lên một rùa vàng rất to. Rùa bơi đến trước thuyền rồng, cúi đầu như có ý bái lạy và cất tiếng: “Việc nước đã xong, xin bệ hạ hoàn lại kiếm thần!”. Khi đó, nhà vua liền phán: “Khi ta dựng cờ khởi nghĩa, Đức Long Quân đã cho ta mượn thanh bảo kiếm, nay việc lớn đã xong, người sai phái sứ thần đến đòi, ta đã trao trả lại”. Vua tung gươm, rùa vàng liền đớp lấy lặn xuống nước mất tăm và từ đấy, hồ có tên là Hoàn Kiếm (dân gian quen gọi là hồ Gươm).
Theo searchtotal