Trong xã hội hiện đại coi nặng bạc tiền, lương tâm con người đã biến thành “chẳng đáng 1 xu”. Lòng người không ngay chính, thói đời suy bại đã trở thành khắc họa chân thực nhất của nếp sống hiện đại.
Rất nhiều người già, khi họ lấy cái tinh thần xây dựng đất nước thời kỳ đầu so sánh với xã hội hiện nay, thường cất lên những lời khiển trách không ngớt đối với nếp sống xã hội ngày nay, cuối câu chuyện họ thường thốt lên rằng: “Đây đều là do đồng tiền gây nên cả”.
Nhưng những người trẻ thời nay cũng luôn cảm thấy oan uổng, họ thường sẽ phản bác lại: “Vậy ông thử nói xem, ngoài đồng tiền ra, thì trên đời này còn có thứ gì đáng để theo đuổi hơn nữa đây?”.
Đối diện với cục diện khó xử này, chúng ta xác thực là không có lời gì để nói.
Một điều không thể phủ nhận, đó là đánh mất tín ngưỡng đã gây nên tư tưởng trống rỗng đối với đại đa số người dân hiện nay. Chủ nghĩa sùng bái kim tiền cũng đã tạo thành rất nhiều kẻ đầu sỏ trong mặt tối của xã hội này. Từ phạm vi toàn cầu mà nói, thiếu đi ước thúc tín ngưỡng cũng là tạo thành căn nguyên của rất nhiều vấn đề trên thế giới.
Vào thời xưa, người ta đều tín ngưỡng vào tôn giáo, tin vào Thần Phật, tin rằng Thần linh có mặt ở khắp nơi đang dõi theo hành vi thiện ác của mỗi người. Mọi người tin rằng chư Thần có thể dựa vào hành vi của mỗi người mà quyết định thọ mệnh đời này và phúc phận đời sau của họ.
Những người có tâm tu hành thì càng tin tưởng tu dưỡng đạo đức có thể khiến con người đạt đến vĩnh hằng của sinh mệnh, thoát khỏi biển khổ của luân hồi. Đây là biểu hiện tâm lý thông thường của người xưa, sống trong xã hội cần phải công chính, trong thế giới nội tâm luôn khao khát đạt được sự vĩnh hằng.
Vậy nên trong những thế kỷ trước đó, tín ngưỡng tôn giáo trong khi duy trì thế giới tâm linh của mọi người ở một mức độ cao, thì đồng thời cũng duy trì trật tự xã hội ở một mức độ ổn định.
Đến thời hiện đại, sự phát triển của khoa học kỹ thuật có thể nói là lớn mạnh vượt bậc, con người đã đi lên mặt trăng, du hành ngoài vũ trụ, bay ra ngoài hệ Mặt trời. Dần dần sự sùng bái đối với khoa học của con người đã vượt trên cả tín ngưỡng tôn giáo, con người thậm chí còn mong mượn khoa học để chứng minh sự tồn tại của Thượng đế và Thần.
Đồng thời sự không hoàn thiện của y học hiện đại cũng khiến cho mọi người tin tưởng rằng đại não sau khi chết đi, linh hồn của con người cũng không tồn tại nữa, từ đó không còn tin rằng có thiên đường và địa ngục nữa, càng không tin rằng sinh mệnh con người còn có đời sau.
Loại khoa học hiện thực này đối với mỗi một con người hiện đại mà nói quả thật là một trường kiếp nạn lớn của tinh thần. Bất kể là một người có tài sản hay không, địa vị xã hội thế nào, khi họ nghĩ đến bản thân cuối cùng cũng sẽ phải đối mặt với cái chết, vấn đề hiện thực không ai tránh được này, loại bi thương và bất lực trong tâm này, sẽ thường sinh ra ham muốn hưởng thụ nhất thời, loại tâm trạng cực đoan ích kỷ ấy cũng không có gì lạ.
Nếu như ở phương diện theo đuổi lợi ích ngắn hạn lại không có được cơ hội cạnh tranh công bằng, tất nhiên sẽ sinh ra cảm giác tiêu cực chán đời, thậm chí đối lập với xã hội.
Hiện nay, người đời chỉ ham muốn thoải mái và tận hưởng thú vui trong đời này, theo đuổi tốc độ tăng trưởng kinh tế cùng với lối sống phóng đãng, đã khiến cho môi trường sinh thái hủy hoại nghiêm trọng và ôn dịch hoành hành, lại cộng thêm vào luật chơi tranh đoạt tài sản và địa vị xã hội không công bằng, mức độ chênh lệch giàu nghèo đang mở rộng vô hạn; sự cám dỗ của những sản phẩm đồi bại và ma túy, khiến cho tội phạm bạo lực, hiện tượng thối nát, xung đột khu vực ngày càng gia tăng.
Trong đó bất kể là mắt xích nào hễ vượt qua giới hạn, con người trên toàn thế giới đều sẽ phải đối mặt với thảm họa ngập đầu. Điều khiến người ta thất vọng chính là lợi ích giữa quốc gia với quốc gia, tổ chức với tổ chức, con người với con người không hòa hợp với nhau, chỉ biết đến bản thân mà không màng đến người khác, kẻ lừa người dối, tranh đoạt mưu hại lẫn nhau, xã hội suy bại khiến cho toàn nhân loại không cách nào ứng phó với nguy hiểm chung.
Trong một tương lai không xa toàn nhân loại chúng ta sẽ phải đối mặt với đại kiếp nạn mang tính hủy diệt triệt để vốn không phải là chuyện giật gân, buồn lo vô cớ nữa.
Những người chính nghĩa cần phải cất lên một tiếng nói chung: Nhân loại đã đến thời khắc cần phải xây dựng lại tín ngưỡng rồi! Giờ đây mỗi một người chúng ta đều cần phải nhìn lại bản thân, trở về với lương tri chân chính. Cũng chính là lúc mỗi một người nên phải thận trọng cân nhắc một chút rằng cần phải xây dựng một tín ngưỡng như thế nào.