Những nghi thức giao tiếp kỳ lạ của người Nhật khiến cộng đồng mạng ngả ngửa

Mặc dù đất nước Nhật Bản được bình chọn là nơi đáng sống nhất thế giới, song tại quốc gia này vẫn tồn tại những nghi thức kỳ quặc, lạ lùng. Cùng chúng tôi điểm danh xem đó là những quy định nào nhé.

  1. Xưng hô với người khác

Không giống như Việt Nam, việc xưng hô tại Nhật Bản chỉ bằng tên thôi là chưa đủ. Khi giao tiếp, người ta sẽ chú ý các hậu tố “san” để diễn tả sự trang trọng và tôn kính người đối diện. Tuy nhiên cũng có nhiều hậu tố hơn để gọi tên hoặc đề cập đến một ai đó.

–  “kun”: Dùng để gọi người có địa vị thấp hơn người nói như các bạn nam bằng tuổi hoặc các cậu bé. (“kun” có nghĩa là bạn nam).

– “chan”: Đây là hậu tố nhỏ, được sử dụng cho trẻ em, thành viên nữ trong gia đình, người yêu và bạn bè thân thiết. Ngược lại với “kun”, “chan’’ dùng để gọi các bé gái.

–  “sama”: Được sử dụng để chỉ những người có địa vị cao hơn nhiều so với chính mình, hoặc những vị khách hoặc với những người mà bản thân rất ngưỡng mộ. Nó là phiên bản của “san” với hình thức tôn trọng rất cao. Tuy nhiên hiện nay đôi khi nó được sử dụng để châm biếm.

– “senpai’’ (tiền bối): Xưng hô với đồng nghiệp lớn tuổi hoặc các anh chị ở khối lớp trên.

– ” kōhai” (hậu bối): Đối lập với “senpai”.

– “sensei”: Dành cho các giáo viên, bác sĩ, nhà khoa học, chính trị gia và các cơ quan có thẩm quyền khác.

– “shi”: Dùng trong hình thức văn viết và đôi khi là trong các bài phát biểu chính thức.

  1. Khi sử dụng thang máy

Nếu đến Nhật Bản, chúng tôi khuyên bạn không nên bước vào thang máy đầu tiên. Ngay cả khi điều này không có trong quy định chính thức, tuy nhiên nó được thực hiện như một thói quen của người dân Nhật Bản.

Một số người cho rằng nếu là người đầu tiên bước vào thang máy, bạn sẽ trở thành “thủ lĩnh” của thang máy, và bạn nên đứng gần bảng điều khiển. Bạn sẽ phải giữ cửa mở cho đến khi mọi người bước vào thang máy. Bạn cũng phải là người cuối cùng ra thang máy, và bạn cần phải làm mọi thứ rất nhanh chóng.

  1. Trên tàu điện ngầm

Có một số quy tắc ngầm mà đến Nhật bạn phải tuân theo là không được nói chuyện ( kể cả trên điện thoại), và việc nhìn chằm chằm vào những người khác trên tàu điện ngầm.

Ngoài ra bạn không cần phải nhường ghế cho người già ở trên tàu điện ngầm, vì họ sẽ cảm thấy “khó chịu”. Hơn nữa, sẽ có những chỗ ngồi riêng dành cho người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, người khuyết tật. Và chắc chắn sẽ không có một người Nhật nào ngồi vào những dãy ghế ưu tiên này nếu không thuộc nhóm kể trên, kể cả khi tàu đang chật cứng.

  1. Chạm vào người khác

Việc chạm vào người khác nếu họ chưa cho phép bị coi là hành vi thô lỗ. Đây là phép lịch sự tối thiểu trong văn hóa Nhật Bản. Chính vì vậy mỗi người dân nơi đây đều tôn trọng không gian cá nhân của người khác.

Việc hôn nhau ở nơi công cộng cũng được xem là hành vi thiếu tôn trọng người khác. Thậm chí trước năm 1945, nó được coi là hành vi vi phạm trật tự công cộng và có thể bị phạt tù.

  1. Văn hóa ngồi

Người Nhật ngồi trên sàn chỉ theo cách”Seiza” bằng cách gấp chân bên dưới đùi vì nó khiến họ thấy thoải mái.

Tuy nhiên những người đến từ các quốc gia khác không quen với kiểu ngồi này vì chân họsẽ trở nên tê liệt trong vài phút.

  1. Nghệ thuật chào hỏi

Hầu hết trẻ em Nhật Bản đều được dạy nghệ thuật cuối chào từ rất sớm: Có khá nhiều cách cúi chào: đứng, ngồi, và các biến thể khác ở hai phái.

– Cúi chào (“eshaku”) là 15°: thể hiện lòng cảm kích, thay lời cảm ơn, nhưng kiểu chào này vẫn được xem là không phù hợp trong các sự kiện lớn. Nó dành cho những người có cùng độ tuổi, tầng lớp hoặc cùng vị trí trong xã hội.

– Cúi chào lịch sự (“keirei”) là 30°: Được áp dụng trong các cuộc gặp gỡ của doanh nghiệp. Nếu bạn bước vào hoặc rời khỏi phòng họp, đôi khi gặp gỡ khách hàng thì kiểu chào “keirei” là một hành động bắt buộc.

– Cúi chào tôn trọng (“saikeirei”) là 45°: Thể hiện lòng biết ơn rất lớn với người khác, hoặc để thay cho một lời xin lỗi cực kỳ chân thành. Cái cúi đầu này cũng được dùng khi cúi chào thần, phật, Chúa trời, Hoàng đế, quốc kỳ.

  1. Cảm ơn khách hàng

Tại xứ sở hoa anh đào, họ xem khách hàng là thượng đế và dành cho khách hàng với sự tôn trọng đáng kinh ngạc. Thông thường khi khách hàng ra về, toàn bộ nhân viên sẽ đi theo họ đến cửa hoặc thang máy và cúi chào cho đến khi cánh cửa đóng lại.

Tuy nhiên không ít người cho rằng nếu xảy ra trong một trung tâm thương mại hoặc một cửa hàng vào giờ cao điểm với lượng khách đông đúc thì rất khó thực hiện. Ngoài ra khách nước ngoài cũng có thể cảm thấy xấu hổ vì không quen với điều này. Ngày nay người Nhật cho rằng đây là một quy tắc không cần thiết và họ bỏ qua nghi thức này.

Theo Lantoa

Related Posts

U40 có con, đạo diễn “trăm tỉ” Đức Thịnh chạy chữa đủ đường vì con 3 tuổi vẫn chưa gọi “mẹ”

Nhóc tì cu Tết – con trai thứ 2 của vợ chồng nghệ sĩ Thanh Thúy – Đức Thịnh đến nay đã được hơn 3 tuổi nhưng…

Lưu Diệc Phi đẹp không tỳ vết nhưng vẫn tự nhận là… xấu nhất họ

Lưu Diệc Phi luôn được ca ngợi là một trong những ngôi sao xinh đẹp nhất làng giải trí Hoa ngữ. Sở hữu nhan sắc mong manh,…

Sau đám cưới, Nhã Phương tích cực khẳng định chủ quyền với Trường Giang, đố ai đụng vào chồng chị

Theo như dự đoán của các fan thì cặp đôi này về quê nhà Trường Giang để chuẩn bị dự đám giỗ mẹ nam danh hài. Mới…

Gương vỡ lại lành, sau tất cả Hồ Quang Hiếu và Bảo Anh đã trở về bên nhau?

Bảo Anh và Hồ Quang Hiếu từng là một trong những cặp đôi đẹp nhất Vpop trước khi chia tay. Tuy nhiên thời gian gần đây nhiều…

Giật mình trước sự thật đằng sau những hình ảnh quảng cáo đồ ăn hấp dẫn

Bạn có biết rằng để có những tấm ảnh chụp những đĩa đồ ăn thơm ngon bắt mắt như trong quảng cáo hay các tạp chí, người…

Xuất hiện như gái Hàn sau ở ẩn, Min cũng đã theo trào lưu “bỏ đi hết xây lại từ đầu” của mỹ nhân Vbiz rồi đây!

Sau một thời gian ở ẩn, mới đây Min xuất hiện với gương mặt khác lạ khiến khiến nhiều người dấy lên tin đồn nữ ca sĩ…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *