Loại canh giúp giải độc, “quét sạch” hết cặn bã trong máu bạn phải ăn hàng ngày

Rong biển rất giàu các chất xơ và chất kết dính nên sẽ giúp hút chất cặn bã và kim loại nặng trong cơ thể chúng ta. Ngoài ra, bạn có thể ăn những loại canh khác dưới đây để thanh lọc máu.

Máu là nguồn gốc dinh dưỡng nuôi sống cơ thể, có nhiệm vụ vô cùng “bận rộn” là phải liên tục di chuyển qua các mô và trên toàn bộ cơ thể mà không bao giờ được nghỉ ngơi.

Cùng với sự tăng dần của tuổi tác, cũng như tác động của môi trường sống, huyết quản và toàn bộ hệ tuần hoàn sẽ dần sinh ra “rác”- những cặn bã thừa trong máu.

Nếu như cơ thể không đủ khả năng để làm sạch thì những chất thải này nằm lẫn trong máu, lâu ngày sẽ gây bẩn, kết dính, làm cản trở hoặc tắc nghẽn quá trình lưu thông của huyết quản.

Để hạn chế tình trạng tắc mạch máu, máu lưu thông kém hoặc “rác” trong máu càng ngày càng tích tụ nhiều, các chuyên gia khuyên bạn sử dụng 5 thực phẩm sau đây.

1. Rong biển: Giúp làm sạch đường huyết

rong-bien-11
Rong biển là món ăn bổ dưỡng, giúp làm sạch đường huyết (Ảnh minh họa)

Rong biển không chỉ là thực phẩm có lượng iốt cao mà còn rất giàu chất xơ và chất kết dính.

Các thành phần kết dính trong rong biển sẽ hút những chất cặn bã trong máu hoặc chất kim loại nặng, giúp giải độc, thanh lọc máu cực kỳ hiệu quả.

Cách sử dụng:

Rong biển có thể được chế biến thành các món canh, sa lát thái sợi hoặc chế biến theo nhu cầu của người sử dụng.

Do rong biển có tính hàn cao, khuyến cáo những người bệnh cảm lạnh hoặc thể chất ốm yếu không nên ăn nhiều.

Các chuyên gia khuyên rằng, bạn có thể nấu canh rong biển với đậu phụ để ăn hàng ngày, giúp mát mẻ, thanh nhiệt.

Đây cũng là món ăn mà các nước Đông Bắc Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc rất hay sử dụng trong bữa ăn hàng ngày.

2. Trà Phổ Nhĩ: Giúp làm ổn định đường huyết

tra-pho-ngi
Trà Phổ nhĩ cùng chủng loại với Trà Shan Tuyết (Ảnh minh họa)

Trà Phổ nhĩ có tính ôn hòa rất nhẹ, khả năng kích ứng dạ dày tương đối nhỏ. Trà chứa nhiều thành phần polyphenol lành mạnh có lợi cho cơ thể.

Nghiên cứu cho thấy, trà có tác dụng giúp ức chế đáng kể các enzym loại trừ tiểu đường, giúp ổn định đường huyết.

Cách sử dụng:

Các chuyên gia khuyến nghị nên uống trà vào thời điểm giữa các bữa ăn. Dùng nước sôi đảm bảo nóng 95-100 ℃ để pha chè.

Tốt nhất nên rửa tráng trà qua trước khi pha để đảm bảo vệ sinh.

3. Yến mạch: Giúp điều tiết mỡ máu

yen-mach
Yến mạch nên ăn nguyên hạt sẽ tốt hơn xay nhỏ (Ảnh minh họa)

Yến mạch rất giàu chất xơ và β-glucan (Beta-glucan), có tác dụng tốt trong việc làm ức chế sự hấp thụ cholesterol, điều chỉnh lipid máu cho cơ thể.

Hơn nữa, yến mạch có thể mang lại cảm giác no lâu, khi ăn yến mạch xong bạn sẽ không cảm thấy đói trong một thời gian khá dài.

Cách sử dụng:

Chuyên gia khuyến nghị bạn nên chọn loại yến mạch nguyên chất là tốt nhất. Dùng nguyên hạt sẽ tốt hơn xay nhỏ.

Khi chế biến yến mạch, bạn cũng không nên cho thêm bất kỳ nguyên liệu ngọt nào như đường hoặc sữa.

Tốt nhất nên nấu cháo suông để ăn, nếu khó ăn thì có thể thêm vào một số loại hạt để bổ dưỡng và ngon miệng hơn.

3. Cần tây: Giúp kiểm soát, điều chỉnh huyết áp

can-tay
Cần tây có thể nấu canh, xào, ép làm sinh tố (Ảnh minh họa)

Trong cần tây chứa rất nhiều chất kali và apigenin, đây là chất có tác dụng tốt trong việc kiểm soát huyết áp.

Hiệp hội tim mạch và huyết áp của Mỹ nghiên cứu cho rằng, thường xuyên uống nước ép cần tây sẽ giúp làm giảm huyết áp.

Cách sử dụng:

Nấu cần tây thành các món xào, canh hoặc làm sinh tố uống.

5. Đậu đen: Giúp hỗ trợ chuyển hóa và tuần hoàn máu

dau-den-11
Đậu đen là thực phẩm có lợi cho sức khỏe (Ảnh minh họa)

Đậu đen rất giàu chất anthocyanin, có thể loại bỏ các gốc tự do, giảm cholesterol, thúc đẩy tuần hoàn máu. Ngoài ra, còn có tác dụng rất tốt đối với việc bảo vệ mắt.

Cách sử dụng:

Chất anthocyanins trong đậu đen thường ổn định hơn trong môi trường có tính axit, vì vậy việc ngâm đậu vào giấm cũng có thể giúp hấp thụ chất dinh dưỡng thuận lợi hơn.

Bạn có thể nấu đậu hoặc rang chín, để nguội, ngâm vào trong lọ giấm. Khi ngâm nên dùng lượng đậu chiếm khoảng 1/3 không gian bình, để cho đậu nở, tránh bị tràn nước ra ngoài.

Khi đậu nở mềm, có thể vớt đậu ra ăn. Ngoài ra, bạn cũng có thể chế biến theo cách làm sữa đậu hoặc nấu súp, cháo.

Related Posts

Chính xác là nước đậu đen có những tác dụng gì? Nếu bỏ qua, chắc chắn bạn sẽ rất hối tiếc khi biết sự thật đằng sau

Nước đậu đen có tác dụng gì? một câu hỏi đơn giản nhưng khi biết được câu trả lời, chắc chắn bạn sẽ vô cùng ấn tượng…

Ăn bát canh mát gan mát ruột, sống một đời không lo huyết áp, đau đầu

Ngoài là một món ăn ngon, rau cải cúc còn được biết đến như một loại thuốc chữa bệnh hiệu quả. Rau cải cúc khi vào vụ…

6 bài thuốc từ rau diếp cá chữa bệnh cực hay, đặc biệt là bệnh viêm phổi

Rau diếp cá được xếp vào loại rau tạo mùi thường được mọi người ăn kèm với những món ăn nhằm tăng thêm hương vị. Tùy vùng…

Nấu bát canh để ăn cả một đời không bị gut, đến già chẳng lo gì nhức mỏi xương khớp

Không đơn giản là món ăn ngon, khoái khẩu, thực tế thì cá rô đồng còn có thể được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh từ…

Những ai đang có bạn bè, người thân bị bệnh TIỂU ĐƯỜNG thì hãy gửi cho họ bài thuốc CỰC HIỆU QUẢ này nhé!

Không cứ phải thuốc đắt, thuốc ngoại mới chữa bệnh tốt. Có những bài thuốc quý ngay trong vườn nhà mà đôi khi bạn không biết. Khám…

Cứu sống người bị rắn cắn chỉ trong 1 phút với bài thuốc hút độc tố từ cây mã đề

Nếu ai sinh sống ở vùng nông thôn thì chắc hẳn đã biết tình trạng rắn cắn diễn ra ngày càng nhiều. Do đó, chúng ta nên…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *