Các thành phần trong táo tàu có tác dụng cân bằng chuyển hóa glucid, lipid và sorbitol (glucid hiếm thấy trong thực vật), điều hòa hoạt động của túi mật và ruột, nhuận trường nhẹ và có ích đối với tim mạch.
Táo tàu rất phổ biến trong đời sống. Táo tàu có thể ăn chơi cho vui miệng, nhưng cũng có thể làm thuốc chữa bệnh. Táo tàu có 2 loại, loại đỏ gọi là hồng táo, loại đen gọi là đại táo.
Theo Đông y, táo tàu tính ôn vị ngọt của táo có tác dụng bổ ích tỳ vị, dưỡng huyết an thần, có hiệu quả điều trị với người tỳ vị suy nhược, ăn ít, phân loãng, mệt mỏi, khí huyết không đủ, tim đập nhanh; táo có thể làm hài hoà các vị thuốc, làm giảm nhẹ tính kích thích và tính độc của một số thuốc. Nếu không có bệnh gì ăn táo cũng rất có lợi như trong “Thần nông bản thảo kinh” nói: “Cửu phục khinh thân diên niên”. Có nghĩa là ăn táo nhiều làm cho cơ thể thanh thoát, khỏe mạnh sống lâu.
Táo tàu với tiền vitamin A và E cao có khả năng hấp thụ các gốc tự do mạnh và bảo vệ tế bào rất tốt. Chất xơ được phân bổ hài hòa giữa chất xơ hòa tan (40-50%) và không hòa tan (50-60%). Chất xơ hòa tan tạo tính mềm mại cho trái và được cơ thể dung nạp rất tốt, có tác dụng giữ nước và hỗ trợ chuyển hóa tốt. Chất xơ không hòa tan có vai trò tăng cường hoạt động của ruột.
Các thành phần trong táo tàu có tác dụng cân bằng chuyển hóa glucid, lipid và sorbitol (glucid hiếm thấy trong thực vật), điều hòa hoạt động của túi mật và ruột, nhuận trường nhẹ và có ích đối với tim mạch. Một điểm đặc biệt, glucid của táo được cơ thể tích trữ để đốt cháy dần khi có vận động nên không gây tăng cân.
Chống dị ứng: Táo đỏ trị bệnh dị ứng phát ban, mỗi ngày ăn 3 lần, mỗi lần 10 quả táo đổ, ăn trong 3 ngày hiệu quả tức thì. Gần đây, các nhà khoa học Nhật Bản phát hiện trong táo đỏ chứa một hàm lượng lớn chất gọi là camp, chất này có tác dụng trị dị ứng và giãn mạch máu. Đồng thời có một số tác dụng khác như: tăng cường thu nhỏ cơ tim và là chất nuôi dưỡng cơ tim.
Chữa bệnh huyết áp thấp: Chọn 20 quả táo đỏ, một con gà mái tơ. Gà chặt từng khúc, ướp gia vị hầm lửa to, đến khi gà gần nhừ thì cho táo đỏ vào. Có thể dùng canh hầm gà táo đỏ làm nhiều lần.
Bổ gan: Mỗi ngày ăn 20 quả táo đỏ có thể chữa bệnh viêm gan. Đối với người mắc chứng bệnh như: viêm gan cấp tính, sơ gan, có lượng huyết thanh cao, mỗi tuối trước khi đi ngủ dùng canh hầm lạc với táo đỏ (táo đỏ, lạc, 30 g đường cát. Trước tiên hầm chín lạc rồi cho táo đỏ và đường vào), Và dùng liên tục trong 30 ngày, có thể hạ được lượng huyết thanh xuống.
Bài thuốc thông dụng 1: Canh cam thảo, tiểu mạch, đại táo: Cam thảo 10g, tiểu mạch 30g, đại táo 5 quả. Cho 3 nguyên liệu trên vào nồi rồi đổ 2 bát nước đun đến khi còn 1 bát, uống nước bỏ bã. Tác dụng: lấy lại sức, dưỡng tâm, an thần, ích khí, tiêu tan phiền não, thích hợp với người mắc bệnh thần kinh suy nhược, buồn bực, mất ngủ, mồ hôi trộm.
Bài thuốc thông dụng 2: Đại táo 10 quả, hải sâm 50g, xương lợn 200g. Đại táo rửa sạch, bỏ hạt; xương lợn chặt nhỏ. Tất cả đem hầm nhừ, chế thêm gia vị, ăn nóng. Mỗi ngày dùng 1 thang, 10 ngày là 1 liệu trình, giữa 2 liệu trình cách nhau 4 ngày. Công dụng: đại bổ khí huyết, kiện tỳ dưỡng vị, thường dùng để chữa chứng thiếu máu.
Bài thuốc thông dụng 3: Đại táo 10 quả, da lợn 100g, gân chân lợn 15g. Da lợn rửa sạch, thái miếng; đại táo bỏ hạt, cho cả ba thứ vào ninh thật nhừ, chế thêm gia vị, ăn nóng. Công dụng: đại bổ khí huyết, thông kinh hoạt lạc, bổ dưỡng ngũ tạng, dùng để chữa chứng thiếu máu.