Chuyện người mẹ bị trầm cảm sau sinh suýt hại chết con

Trầm cảm sau sinh nếu không phát hiện sớm và can thiệp kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và con.

Em là sinh viên ngành tâm lý học, chưa có gia đình. Vì chưa sinh nên em không biết trầm cảm sau sinh kinh khủng đến mức nào. Nhưng chứng kiến câu chuyện của một mẹ sau sinh ở kế bên nhà quả thật là quá khủng khiếp, chị đã từng rất nhiều lần có ý định tự sát và giết luôn cả con mình. Em quyết định kể ra câu chuyện này để các anh chị nào sắp làm bố mẹ đọc, biết và phòng tránh.

Em ở trọ. Sát bên cạnh phòng em là đôi vợ chồng trẻ, chị vợ vừa sinh con được 2 tháng. Hai anh chị cùng làm công nhân. Sau sinh, nghe nói chị vợ bị công ty cho nghỉ việc vì người ta không chấp nhận cho nhân viên nữ nghỉ thai sản quá lâu, còn lại mỗi anh chồng đi làm thôi. Lương công nhân cũng ba cọc ba đồng nên việc một người đi làm nuôi 3 miệng ăn trong thời buổi này hơi khó khăn, chưa kể phải nuôi con nhỏ, đứa nhỏ sinh non, sức khỏe yếu nên cũng hay bệnh, cứ dăm bữa nửa tháng là lại đi bệnh viện.

Anh chồng trước kia rất ngoan hiền, đi làm là về sớm cùng vợ nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, chăm vợ bầu bì kỹ lắm nên cuộc sống 2 vợ chồng tuy nghèo nhưng rất viên mãn. Nhưng không hiểu sao từ khi sinh con ảnh bỗng đổ đốn, đâm ra hay nhậu nhẹt, nhiều bữa em thấy ảnh đi tới khuya mới về, bỏ mặc chị vợ mới sinh con vừa ốm yếu, vừa suốt ngày loay hoay với đứa con mới sinh cũng quặt quẹo như chị.

Những trận cãi nhau mới đầu ít dần, sau tần suất càng lúc nhiều. Em ở sát vách nên nghe rất rõ (không phải em nhiều chuyện đâu nha, nhưng họ cãi nhau to quá).

Ngày 1:

– Sao dạo này anh hay về trễ thế? Đi làm về phụ em chăm con với chứ!

– Cả ngày đi làm quần quật nuôi 3 miệng ăn, em phải cho anh có thời gian nghỉ ngơi, giải trí chứ!

– Biết không đủ ăn sao anh còn đi nhậu. Anh đi làm sướng rồi, còn em suốt ngày ở nhà với tã lót, cứt đái anh tưởng em sung sướng lắm hả? Anh tưởng chỉ mỗi anh biết nghỉ ngơi, giải trí thôi sao?

– Thôi nha, cô đừng ở đó mà dạy đời tôi, tôi không đi làm mẹ con cô lấy gì mà nhét vào mồm mà cứ suốt ngày nói. Khóc

Ngày 2:

– Anh, đừng chơi game nữa, dỗ thằng bé giúp em đang dở nấu cơm tay (thằng bé đang khóc dữ dội)

– Cái ông con này khóc gì khóc hoài vậy, đi làm về mệt ở nhà muốn nghỉ ngơi giải trí chút mà cũng không cho. Em để đó đi, dỗ con nín khóc xong nấu tiếp.

– Anh à, anh nói vậy mà nghe được hả? Em ở nhà cả ngày vừa trông con, vừa làm việc nhà cũng mệt. Anh đi làm về phụ em trông con, chơi với con chút xíu nữa sao anh cứ than hoài giống như nó không phải con anh vậy?

– Mệt, đi làm đã mệt về đến nhà cũng không được nghỉ ngơi, con khóc, nhà cửa chật chội nóng nực, lộn xộn, tã lót tùm lum, em lại hay cằn nhằn, nói thiệt anh chẳng còn ham về nhà nữa. Khóc

Ngày 3:

– Anh ơi, con hết sữa rồi anh đưa em ít tiền mua sữa con với!

– Tiền tiền, sao tiền gì em cũng hỏi anh hết vậy? Tiền mỗi tháng anh đưa em đâu, sao tiêu xài không có kế hoạch gì hết vậy. Đi làm về mệt nghỉ ngơi thì em nhăn nhó, sau giờ làm giải trí chút thì em to tiếng, vậy mà cứ hở miệng ra là em hỏi tiền…

– Anh nói vậy mà nghe được hả, con của ai chứ? Tiền có phải em tiêu xài cho em đâu? Anh có biết bây giờ nuôi một đứa nhỏ tốn kém đến mức nào không, chưa kể con hay ốm đau bệnh tật nữa. Anh thử ở nhà chăm con một tháng đi rồi anh biết.

– Cô ngon ha, vậy cô thử đi làm đi, đừng có ở nhà nữa

– Anh, anh… Khóc

Và đã n lần như thế, lần nào cãi nhau xong chị cũng khóc, từ khi đứa nhỏ ra đời. Trước khi có con căn phòng sát vách nhà em nhiều tiếng cười bao nhiêu thì từ khi có con lại ngập trong tiếng khóc và cãi vã bấy nhiêu. Nhiều lần cãi nhau anh chồng dắt xe đi, bỏ lại chị vợ vừa khóc, vừa ấm ức xoay vần với việc nhà, con nhỏ, em thấy cũng xót cho chị, đời phụ nữ sao buồn tủi đủ chuyện.

Đỉnh điểm có một lần anh đi nhậu qua đêm không về, con ốm chị điện thoại mãi không được. Quá quẫn ức chị quăng mạnh chiếc điện thoại vào góc phòng, vỡ nát khiến thằng nhỏ giật mình khóc thét, còn chị ngồi khóc nức nở trước cửa phòng rồi sau đó chị đã có một hành động và em cho rằng chỉ có người quẫn trí mới làm vậy, mà sau này mới biết đó là chị bị trầm cảm sau sinh nặng.

Bình thường thằng bé khóc là chị dỗ ngay, nhưng lần này chị không dỗ nữa bỏ mặc nó khóc thấy thương, em phải chạy qua dỗ. Chị đi qua đi lại trong phòng miệng cứ lẩm bẩm: “Tao chịu hết nổi rồi, tao sẽ cho mày ân hận suốt đời luôn”. Nói rồi chị giằng lấy thằng nhỏ từ tay em và lao đầu vào bức tường trước mặt, cũng may em ngăn lại kịp nên chị chỉ bị xây xát nhẹ không thì…

Sau đó em khuyên can dữ lắm chị mới bình tĩnh ngồi lại và trút nỗi lòng với em. Sau sinh do chưa có kinh nghiệm làm mẹ, con lại sinh non hay ốm yếu, chị thất nghiệp không có tiền, chồng lại không thông cảm cho vợ lại không biết phụ vợ chăm con, sanh tật đi nhậu. Chị ở nhà mệt mỏi đã đành, chỉ cần anh sau giờ làm về vui vẻ phụ vợ chăm con, vợ chồng cùng chia sẻ công việc với nhau… chỉ vậy thôi sao mà khó quá.

Chán nản vì không tiền, con hay bệnh, mệt mỏi và quần quật cả đêm ngày lo cho con (con chị khó ngủ đêm nên hay khóc…) những thứ này tích tụ lâu ngày chồng không hiểu và chia sẻ, cứ nghĩ mỗi tháng anh đưa chị vài đồng là đã tròn trách nhiệm làm cha, làm chồng. Những thứ đó đã từ từ nhấn chìm chị, từ một người hay cười, dịu dàng sau sinh chị trở nên hay càm ràm và cáu bẳn với chồng hơn khiến chồng không muốn về nhà còn chị thì..

Em đem tâm sự của chị vợ kể với anh chồng, ảnh ngồi suy nghĩ thật lâu, trầm ngâm và không nói gì. Nhưng từ dạo đó em thấy ảnh không còn đi khuya nữa, mỗi ngày sau giờ làm chịu khó về phụ vợ chăm con, chị vợ từ đó cũng thay đồi trở nên vui vẻ và bớt cáu bẳn hơn.

Sẵn kể câu chuyện trên, em cũng tìm một số thông tin về trầm cảm sau sinh để các mẹ theo dõi.

Trầm cảm sau sinh nếu không phát hiện sớm và can thiệp kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và con.

Nguyên nhân bệnh trầm cảm sau sinh

Do thay đổi nội tiết tố: Sau khi sinh, việc giảm đột ngột estrogen và progestrogen góp phần gây nên chứng trầm cảm sau sinh. Hormones tuyến giáp giảm nhanh chóng gây cũng ra cảm giác mệt mỏi và trầm cảm.

Do các mâu thuẫn: Mâu thuẫn gia đình, vấn đề tài chính, thiếu sự giúp đỡ của chồng người thân cũng góp phần gây ra tình trạng này.

Người mẹ gặp khó khăn trong chăm sóc bé: Nhiều bà mẹ cảm thấy căng thẳng, mất ngủ, lo lắng về khả năng chăm sóc bé. Từ đó cảm thấy mất hứng thú sống và mất kiểm soát cuộc sống bản thân.

Dấu hiệu trầm cảm sau sinh

– Hay lo lắng, thường có những hành vi mất kiểm soát, buồn bã, từng có ý muốn tự tử;

– Thiếu ngủ, rối loạn giấc ngủ;

– Suy nhược cơ thể;

– Không ham muốn, hứng thú với tình dục.

Hậu quả của trầm cảm sau sinh

– Ảnh hưởng đến bản thân người mẹ;

+ Thể chất: sụt cân, suy dinh dưỡng;

+ Tinh thần: suy nhược thần kinh, hoang tưởng, hành vi nguy hiểm.

– Ảnh hưởng đến người thân

+ Nhẹ: Chồng và con không được chăm sóc tốt. Gia đình không được vui vẻ.

+ Nặng: Người bị trầm cảm sau sinh có ý nghĩ hay hành vi tự tử (41.2%). Một số người rối loạn tâm thần, luôn có cảm giác bị hại nên tìm cách trả thù hay đối phó.

Có những bà mẹ nghĩ con mình bị ma quỉ nhập nên tìm cách trừ tà, như vậy rất nguy hiểm đến tính mạng của bé. Ngay cả những người thân khác trong gia đình cũng vậy, có khi bà mẹ mang dao đâm người thân chỉ vì hoang tưởng bị hại.

Chồng nên làm gì để giúp vợ tránh trầm cảm sau sinh

Để giúp vợ phòng tránh trầm cảm sau sinh vai trò chủa người chồng rất quan trọng. Theo đó chồng cần:

– Quan tâm, dành nhiều thời gian chia sẻ công việc gia đình, chăm sóc con với vợ nhiều hơn.

– Tâm sự với cô ấy nhiều hơn, giúp cô ấy cười nhiều hơn, cố gắng loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực ra khỏi đầu của cô ấy.

– Thường xuyên ôm hôn và có những cử chỉ âu yếm với vợ nhiều hơn

NQ

Related Posts

Chính xác là nước đậu đen có những tác dụng gì? Nếu bỏ qua, chắc chắn bạn sẽ rất hối tiếc khi biết sự thật đằng sau

Nước đậu đen có tác dụng gì? một câu hỏi đơn giản nhưng khi biết được câu trả lời, chắc chắn bạn sẽ vô cùng ấn tượng…

Ăn bát canh mát gan mát ruột, sống một đời không lo huyết áp, đau đầu

Ngoài là một món ăn ngon, rau cải cúc còn được biết đến như một loại thuốc chữa bệnh hiệu quả. Rau cải cúc khi vào vụ…

6 bài thuốc từ rau diếp cá chữa bệnh cực hay, đặc biệt là bệnh viêm phổi

Rau diếp cá được xếp vào loại rau tạo mùi thường được mọi người ăn kèm với những món ăn nhằm tăng thêm hương vị. Tùy vùng…

Nấu bát canh để ăn cả một đời không bị gut, đến già chẳng lo gì nhức mỏi xương khớp

Không đơn giản là món ăn ngon, khoái khẩu, thực tế thì cá rô đồng còn có thể được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh từ…

Những ai đang có bạn bè, người thân bị bệnh TIỂU ĐƯỜNG thì hãy gửi cho họ bài thuốc CỰC HIỆU QUẢ này nhé!

Không cứ phải thuốc đắt, thuốc ngoại mới chữa bệnh tốt. Có những bài thuốc quý ngay trong vườn nhà mà đôi khi bạn không biết. Khám…

Cứu sống người bị rắn cắn chỉ trong 1 phút với bài thuốc hút độc tố từ cây mã đề

Nếu ai sinh sống ở vùng nông thôn thì chắc hẳn đã biết tình trạng rắn cắn diễn ra ngày càng nhiều. Do đó, chúng ta nên…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *