Có mẹ nào bị viêm xoang không ạ? Bơi hết vào đây nào, vì em sắp chia sẻ với các mẹ 1 tuyệt chiêu có thể chữa khỏi dứt điểm các cơn đau nhức đầu, khó chịu, mệt mỏi do viêm xoang mang lại. Bởi chuột bạch đâu xa, chính là em đây.
2 năm trước em bị viêm xoang. Do uống thuốc và chữa không khỏi dứt điểm nên mỗi khi đi ra lạnh hoặc thời tiết thay đổi, đặc biệt những hôm mưa phùn, đi trời rét, nồm ẩm là bệnh thường tái phát. Nhiều lúc đau nhức không chịu được vì nó cứ âm ỉ ở khu vực quanh trán và đầu, chảy ra cả nước xanh nước vành, mùi tanh tanh nữa.
May sao, mẹ em đi học được 1 bài thuốc dân gian, nghe người ta bảo đi ra đồng, hái hoa cứt lợn tím về để làm dung dịch tra mũi, chữa được khỏi xoang nên tức tốc đi làm luôn cho con gái. Quả thật là những lần đầu tra vào, buốt tới óc luôn, nhưng chỉ sau vài 3 lần, triệu chứng của viêm xoang dần biến mất. Em duy trì làm trong khoảng 5-7 ngày là khỏi hẳn luôn. Để em chia sẻ với các mẹ kinh nghiệm này của em nha:
Cách dùng cây hoa ngũ sắc chữa viêm xoang:
Cách 1: Chọn cây tươi về ngâm rửa sạch rồi để ráo, giã nát, vắt lấy nước tẩm vào bông. Dùng bông này nhét vào lỗ mũi bên đau khoảng 15-20 phút. Rút bông ra để dịch mủ từ trong xoang và mũi giải phóng ra ngoài rồi xì nhẹ nhàng. Tránh xì mũi mạnh vì lúc đó, mủ từ trong mũi xoang có thể đi qua đường nối thông giữa mũi và tai (gọi là vòi nhĩ) gây viêm tai giữa cấp.
Cách 2: Lấy khoảng 50g cây ngũ sắc tươi hoặc khô đem sắc với 500ml nước. Khi nước thuốc cạn còn 200ml thì chia làm 2 phần. 1 phần xông mũi còn một phần để uống. Trước khi xông thuốc cần dùng nước muối vệ sinh cho mũi được thông thoáng và sạch sẽ.
Theo em kết hợp cả 2 cách sẽ hiệu quả nhanh hơn. Các mẹ tham khảo nhé!
Mà đây tuy là bài thuốc dân gian nhưng cũng có cơ sở khoa học đấy ạ! Em tìm đọc thì biết được cây hoa cứt lợn tên khoa học là Ageratum conyzoides, thuộc họ cúc (compositae). Trong toàn cây có khoảng 0,16% tinh dầu đặc, màu vàng nhạt đến vàng nghệ, mùi thơm dễ chịu. Trong tinh dầu có cadinen, caryophyllen, geratocromen và một số thành phần hóa học khác tốt cho sức khỏe.
Đặc biệt, khi các chuyên gia dùng cây hoa ngũ sắc trên động vật thí nghiệm đã kết luận được khả năng chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong cả trường hợp cấp và mạn tính. Người sử dụng thường hái toàn cây, cắt bỏ rễ, dùng tươi hoặc khô.
Theo WTT