Gan nhiễm mỡ làm suy giảm chức năng gan, phá hủy các tế bào gan gây ra xơ gan, ung thư gan và các bệnh về gan. Các nguyên nhân gây ra gan nhiễm mỡ như do ăn uống nhiều dầu mỡ, nhiều đường, chất béo.
Dưới đây là các cách giúp phòng tránh bệnh gan nhiễm mỡ, tránh gây ra những biến chứng của gan nhiễm mỡ:
Tăng cường vân động và khống chế ăn uống là cách giúp bạn ngăn ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ.
Gan nhiễm mỡ hay còn gọi gan thoái hoá mỡ là tình trạng ứ đọng mỡ trong gan do nhiều nguyên nhân. Bình thường lượng mỡ chiếm khoảng 3-5% trọng lượng của gan. Gan nhiễm mỡ mức độ nhẹ khi lượng mỡ trong gan chiếm 5-10%, nếu 10-25% là nhiễm mỡ mức độ vừa và nếu vượt quá 30% là nhiễm mỡ nặng. Mức độ gan nhiễm mỡ cũng phụ thuộc vào bệnh chính gây ra và việc tuân thủ chế độ điều trị bệnh.
Gan nhiễm mỡ không phải là một bệnh mà chỉ là biểu hiện lâm sàng của nhiều bệnh lý khác nhau. Do đó muốn điều trị gan nhiễm mỡ thì phải điều trị bệnh chính gây ra gan nhiễm mỡ và không có loại thuốc đặc hiệu nào có thể chữa khỏi tình trạng này nếu như không điều trị nguyên nhân.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến gan nhiễm mỡ như béo phì, tiểu đường, tăng lipid máu, nghiện rượu, viêm gan siêu vi, do sử dụng một số thuốc như corticoid, tamoxiphen, amiodarone… Đặc biệt, khoảng 70% bệnh nhân gan nhiễm mỡ là do béo phì.
Cách phòng gan nhiễm mỡ
Tăng cường vận động để phòng bệnh gan nhiễm mỡ
Thói quen ăn nhiều, ít vận động kéo dài sẽ là nguyên nhân gây nên bệnh gan nhiễm mỡ và khiến bệnh ngày càng trầm trọng. Chính vì vậy bạn hãy phân chia thời gian biểu trong ngày hợp lý, hãy lựa chọn cho mình một môn thể thao phù hợp và dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập luyện đều đặn, đồng thời trong suốt thời gian làm việc tại văn phòng, cứ 30 phút làm việc bạn hãy vận động 5 phút để tăng thêm hiệu quả phòng ngừa.
Khống chế chế độ ăn uống
Kết cấu bữa ăn của con người trong xã hội hiện đại không hợp lý là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến các loại bệnh như bệnh tiểu đường, bệnh gan nhiễm mỡ, vì vậy nên xem xét lại và cung cấp thêm nhiều protein, vitamin, cung cấp ít đường và chất béo, không ăn hoặc ăn ít mỡ động vật, ăn nhiều rau, củ, quả tươi. Chia thành nhiều bữa ăn trong một ngày, mỗi bữa ăn ít đi, khi ăn nhai kỹ, ăn chậm, không được ngủ hoặc ngồi yên không hoạt động ngay sau khi ăn. Giảm lượng muối để tránh tăng cường tích trữ nước trong cơ thể. Ăn ít các thực phẩm cay, nóng và kích thích vị giác.
Các chuyên gia bệnh gan cũng nhắc nhở rằng, khi ăn nên giới hạn về lượng. Trước tiên phải chú ý hạn chế năng lượng nạp vào cơ thể. Nên đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, duy trì chế độ ăn ít đường và chất béo, tăng cường hàm lượng chất xơ. Các loại thực phẩm thích hợp ăn nhiều: thịt nạc, cá và hải sản, các loại trừng, sản phẩm sữa không béo, đậu, đỗ, rau và các loại hoa quả ít đường.