Cây Vòi voi thường mọc hoang bờ ruộng vườn nhà nó còn được coi là một vị thuốc cực quý để chữa tê thấp viêm tấy, mụn nhọt, viêm họng, mẩn ngứa, dùng trong hay đắp bên ngoài đều được.
Theo sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của cố GS. Đỗ Tất Lợi, vòi voi có hai tác dụng chủ yếu là chống viêm, giảm đau.
Dù chớm mắc phải á sừng ở mức độ nhẹ nhưng chị Minh Thu (Bắc Giang) vẫn bị căn bệnh này hành hạ vô cùng khổ sở. Dùng đủ loại thuốc tốn kém nhưng không khỏi, chị đã từng nản chí, buông xuôi. May mắn nhờ được người quen mách cho bài thuốc 0 đồng từ cây vòi voi và muối hạt rẻ tiền, chị như thấy mình được “tái sinh” một lần nữa.
Chị Minh Thu (Bắc Giang), nay đã ngoài 30 tuổi, có đôi tay rất đẹp và mềm mại. Ít ai biết, trước đây, khi mới 17, 18 tuổi chị đã từng khổ sở vì căn bệnh á sừng. Nhớ lại thời kì ấy, chị vẫn không khỏi rùng mình: “Tôi được biết có không ít người đang khổ sở vì căn bệnh á sừng hay còn gọi là viêm da cơ địa.
Bản thân là người từng mắc bệnh này ở hai bàn tay nên tôi rất hiểu cảm giác khó chịu và đau đớn khi nhìn thấy da tay của tôi tróc ra từng mảng, nứt ra bật máu.
Thậm chí có những lúc, tôi không nhìn thấy các đường vân trên 10 đầu ngón tay nữa. Móng tay tôi đã từng bị biến dạng, sần sùi rất xấu xí, không thể làm được bất cứ việc gì, đi lại, ăn uống, tắm rửa đều vô cùng khổ sở.
Tôi chỉ chớm mắc phải căn bệnh này ở mức độ nhẹ mà đã khổ thế thì đủ hiểu, những ai phải chung sống lâu năm với nó sẽ còn vất vả biết nhường nào.
Thời gian đầu bị á sừng, tôi chạy đôn chạy đáo khắp nơi, lùng mua đủ các loại thuốc. Được mọi người giới thiệu, tôi đã đến tỉnh bốc thuốc nhưng không khỏi. Anh trai tôi còn lái xe ô tô đưa tôi lên tận bệnh viện trên Hà Nội khám chữa. Cả hai lần tôi đều ngoan ngoãn nghe lời bác sĩ dùng thuốc đặc trị với hi vọng lấy thuốc mạnh để trị dứt điểm bệnh.
Thuốc có công hiệu rất nhanh, sau một tuần là da tôi đẹp láng mịn. Tuy vậy, chỉ cần ngưng dùng thuốc bôi, thuốc uống là các vết á sừng lan nhanh và bị nặng hơn trước rất nhiều.
May mắn thay, đúng vào lúc bế tắc nhất, tôi được một người hàng xóm cũ mách nước cho bí quyết trị bệnh đặc biệt. Bài thuốc của bác ấy thật đơn giản và hiệu nghiệm: Lá vòi voi giã nát đắp trực tiếp lên tay. Với mong muốn nhân đôi niềm vui cho những người cùng cảnh ngộ, tôi sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm chữa bệnh vô cùng đơn giản với chi phí 0 đồng từ cây vòi voi.
Bài thuốc dân gian này cần chuẩn bị: Lá cây vòi voi và muối, vải băng bó vết thương. Lượng muối nhiều hay ít tùy thuộc vào mức độ thương tổn bàn tay của mỗi người. Nếu cẩn thận, mọi người có thể cân nhắc và thử qua một chút với da. Lá cây vòi voi cần chọn loại xanh vừa phải, mỗi lần dùng từ 20 – 25 lá. Không tái sử dụng vải băng bó nhiều lần, kể cả bằng cách luộc sôi để tiệt trùng.
Cách thực hiện rất đơn giản: Hàng ngày, mua hoặc lùng kiếm lá cây vòi voi, giã nát cùng với vài hạt muối, đắp một lớp dày kín lên vùng bị á sừng, sau đó lấy vải băng kín lại để qua đêm. Đắp liên tục cho tới khi khỏi thì ngưng ngay, không nên lạm dụng. Chỉ dùng lá không dùng hoa hay thân cây vòi voi. Trước và sau khi đắp nhớ vệ sinh tay sạch sẽ. Không cho quá nhiều muối. Do tôi chủ yếu bị ở hai bàn tay nên chỉ cho vài hạt là đủ, nếu mọi người bị ở diện rộng hơn như chân, toàn thân… thì có thể cân nhắc cho nhiều hơn.
Qua tự mày mò và kiểm chứng, tôi nhận ra, nguyên lý chữa bệnh của bài thuốc này rất đơn giản. Ai đã bị á sừng đều biết ẩn dưới lớp da bị bệnh luôn có những mụn nước li ti. Những mụn nước này khi vỡ ra sẽ tạo thành lớp vảy sần sùi trên tay. Hỗn hợp lá vòi voi và muối sẽ hút hết những mụn nước đó, tiệt trùng, làm se da và tái tạo lớp da mới khỏe mạnh. Sau khi chữa lành (như tôi là vừa tròn 15 ngày) bạn nên kiêng dùng hóa chất, xà phòng… Nếu bắt buộc phải dùng thì nên đeo găng tay.
Tôi tìm hiểu thì được biết, vòi voi là loại thảo mộc mọc hoang, cao khoảng 40cm. Thân cây khỏe, cứng, có nhiều lông nhám; lá hình bầu dục dài, nhăn nheo, mép lá có răng cưa. Hoa màu tím hoặc trắng, không có cuống, mọc xếp liền nhau thành hai hàng dài. Loại cây này vị đắng nhẹ, hơi the, mùi hăng, tính mát, có tác dụng tiêu độc, tiêu viêm, dùng trong các trường hợp phong thấp, viêm gân do chấn thương. Cây cho thu hái quanh năm, nên nhổ cả cây, rửa sạch, phơi khô, cất dùng dần.
Vòi voi còn được coi là một vị thuốc chữa tê thấp viêm tấy, mụn nhọt, viêm họng, mẩn ngứa, dùng trong hay đắp bên ngoài đều được. Theo sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của cố GS. Đỗ Tất Lợi, vòi voi có hai tác dụng chủ yếu là chống viêm, giảm đau.
Những năm 1961 – 1962, Bệnh viện Hải Dương đã dùng cao rượu vòi voi điều trị cho 856 bệnh nhân bị bong gân, tụ huyết sưng bầm do chấn thương, viêm tấy, chín mé, viêm hạch và đã đi tới một số kết luận: Cao rượu vòi voi có tác dụng với những trường hợp viêm hay cương tụ huyết chưa làm mủ.
Chỉ cần đắp cao rượu vòi voi trong 3 – 4 ngày, đắp ướt liên tục. Cao rượu vòi voi đắp lên chỗ sưng làm dịu đau ngay, bệnh nhân có cảm giác mát dịu, dễ chịu, không nhức nhối như khi chưa đắp thuốc.
Tuy nhiên, một số loài vòi voi đặc biệt có nhân pyrolizidinn, rất độc đối với gan và gây hủy hoại tổ chức gan, đau bụng tiêu chảy, xuất huyết lan tỏa, dùng lâu dài sẽ gây hậu quả mãn tính, khó xác định. Vậy nên người dùng cần cân nhắc, tránh dùng quá thường xuyên.
Ngay sau khi vết thương ngoài da lành, phải dừng ngay lập tức, đồng thời nên hạn chế dùng với người cao tuổi. Ai hay ốm yếu, cơ thể suy nhược, tỳ vị hư hàn, tiêu chảy lâu ngày hay chân lạnh thì không nên dùng”.
Công dụng trị bệnh của cây vòi voi
– Chữa sưng tấy gối với những triệu chứng sau: Trước phát bệnh mỏi đầu gối, ba hôm sau vùng đầu gối đỏ và sưng to lên, người lên cơn sốt nhẹ, không đi lại được. Cách chữa: Dùng cây tươi, chặt thành từng đoạn nhỏ, giã cho giập, bỏ vào nồi sao với giấm hoặc với rượu sau đó gói vào miếng vải, buộc vào chỗ sưng. Làm như vậy đến khi có kết quả thì ngừng.
– Khi bị phong thấp, đầu gối sưng tấy, các khớp xương khó cử động hoặc viêm gân do chấn thương, lấy 20-40g cây vòi voi khô sắc lấy nước uống trong ngày. Đồng thời, dùng cây tươi giã giập, sao với rượu, bọc trong gạc đắp lên chỗ tổn thương. Nên đắp lúc nóng, thay vài lần trong ngày.
– Sưng amidan: Dùng 5-7 lá vòi voi tươi, nghiền ra lấy nước súc miệng ngày 4-6 lần, sau đó nhổ ra, không nuốt, ngậm nước này.