Người cha được nghỉ ít nhất 5 ngày làm việc khi vợ sinh thường, nhiều nhất 14 ngày nếu vợ sinh đôi, phải phẫu thuật.
Trên thực tế, nhiều người vì thiếu hiểu biết hoặc mới sinh con lần đầu mà không nắm rõ được chế độ thai sản khi sinh con, lầm tưởng rằng chỉ vợ mới được hưởng chế độ còn chồng thì không. Chính cách nghĩ sai này đã khiến cho bạn bị mất quyền lợi, đóng bảo hiểm bao lâu nhưng khi cần lại không được hưởng chế độ.
Đặc biệt, bộ luật BHXH ban hành ngày 20/11/2014, có hiệu lực từ 1/1/2016 nhưng đã có những thay đổi vào năm 2018 theo Nghị định 72/2018/NĐ-CP . Muốn nắm bắt được những thông tin này kịp thời và biết trình tự làm hồ sơ, thủ tục ra sao bạn có thể tham khảo bài viết sau đây:
1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản với người chồng:
– Chồng đã tham gia BHXH trước khi vợ sinh con.
– Chồng đã tham gia BHXH tối thiểu được 6 tháng trong 12 tháng trước khi vợ sinh con (dành cho trường hợp xét hưởng trợ cấp 1 lần và chỉ có chồng tham gia đóng BHXH).
2. Thời gian nghỉ thai sản chồng được hưởng
Theo khoản 2, điều 34 của Luật BHXH năm 2014 có quy định:
– 5 ngày làm việc.
– 7 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật (mổ), sinh con dưới 32 tuần tuổi.
– Nếu vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày, trường hợp vợ sinh 3 trở lên thì cứ thêm 1 đứa trẻ chồng lại được nghỉ thêm 3 ngày làm việc.
– Nếu vợ sinh đôi trở lên và phải phẫu thuật thì chồng được nghỉ 14 ngày.
Lưu ý: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính trong khoảng thời gian 30 ngày, kể từ ngày vợ sinh con. Thời gian nghỉ không tính các ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ hàng tuần.
3. Mức hưởng bằng tiền
– Nếu cả vợ và chồng cùng tham gia BHXH thì mức hưởng bằng tiền sẽ được tính như sau:
= (Số tiền lương bình quân 6 tháng đóng BHXH trước khi vợ sinh con)/24 x số ngày nghỉ.
– Nếu chỉ riêng người chồng tham gia đóng BHXH thì mức hưởng được tính như sau:
Theo luật BHXH năm 2014, nếu chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được hưởng trợ cấp 1 lần bằng 2 lần mức lương cơ sở (mức lương cơ sở = 1,3 triệu). Trong khi đó, theo nghị định 72/2018/NĐ-CP, từ ngày 1/7/2018, mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1.300.000 triệu đồng/ tháng lên 1.390.000 đồng/tháng.
Do đó, mức hưởng trợ cấp thai sản từ tháng 7/2018 sẽ là: 2 x 1.390.000 = 2.780.000 đồng.
3. Hồ sơ để được hưởng chế độ thai sản đối với chồng
– Giấy chứng sinh bản sao hoặc giấy khai sinh bản sao của con.
– Nếu sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi cần có giấy xác nhận của cơ sở y tế.
4. Thời hạn nộp hồ sơ
– Trong thời gian 45 ngày kể từ khi quay trở lại nơi làm việc, người chồng phải nộp hồ sơ cho doanh nghiệp. Nếu quá thời hạn này, hồ sơ không có tác dụng.
– Doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ từ người lao động phải nộp cho cơ quan bảo hiểm.
5. Hướng dẫn kê khai mẫu C70a-HD
– Lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con:
– Lao động nam hưởng trợ cấp 1 lần khi vợ sinh con
=> Hướng dẫn chi tiết kê khai Mẫu C70a-HD:
Cột A, B: Ghi số TT, Họ tên đầy đủ người hưởng mới phát sinh.
Cột 1: Ghi số sổ BHXH hoặc số định danh người hưởng.
Cột 2: Tình trạng: ghi ngày nghỉ hàng tuần nếu khác Thứ 7 & Chủ nhật; và ghi thêm số con được sinh/số CMTND hoặc số hộ chiếu hoặc số thẻ căn cước của người mẹ/phương thức sinh con hoặc số tuần tuổi của con (nếu con dưới 32 tuần tuổi);
VD: LĐ làm việc tại siêu thị, ngày nghỉ hàng tuần là thứ 2; vợ sinh 3 con phải phẫu thuật; số CMT của vợ là 123456789
Thì ghi: Thứ 2/3/CMT123456789/PT
Cột 3: Thời điểm: Để trống theo hướng dẫn Quyết định 636/QĐ-BHXH
Cột 4: Từ ngày: Ngày đầu tiên nghỉ hưởng chế độ
Cột 5: Đến ngày: Ngày cuối cùng nghỉ hưởng chế độ
Cột 6: Tổng số: Tổng số ngày nghỉ hưởng chế độ tính theo ngày làm việc, không tính nghỉ cuối tuần, lễ, tết
Cột 7: Hình thức nhận trợ cấp:
+ Để trống: cơ quan BHXH chuyển khoản cho đơn vị, NLĐ nhận tiền mặt trực tiếp từ đơn vị
+ CK + Thông tin tài khoản của NLĐ nam: cơ quan BHXH chuyển khoản trực tiếp cho cá nhân NLĐ nam khi được duyệt chế độ
+ DVBH: Lao động nam nhận tiền qua tổ chức dịch vụ bảo hiểm
Thông tin chi tiết và trợ giúp:
– Miền Bắc: 1900 6142 | [email protected]
– Miền Trung: 1900 6134 | [email protected]
– Miền Nam: 1900 6139 | [email protected]
Theo Oxii