Cuối tuần rồi ở trong xóm nhà em có hai gia đình xát vách to tiếng, cự cãi nhau. Nói thiệt các mẹ, em chẳng phải nhiều chuyện gì nhưng vì tiếng cãi nhau quá lớn đi, con em lại đang ngủ nên em mới đành phải mở cửa dòm xem thế nào.
Thì ra lại là hai nhà cuối dãy đang tranh chấp với nhau. Lại gần hỏi các mẹ khác thì biết nhà chị T. tự ý xây gạch đá ngăn đường thoát nước nhà chị C. Nhưng chẳng phải không không chị T. lại làm vậy. Nhà chị C nuôi cả bầy chó, xối nước xả rửa phân chó, nước đái chó ngang qua nhà chị T. Chị này chịu không nổi nên mới phải làm vậy. Vừa nghe xong chuyện, em bức xúc quá:
– Hứ, gặp chị T. hiền chứ phải em thì gọi công an phường đến xử lý luôn.
Các mẹ đừng bơi vào chửi em ngoa ngoắt. Em có lý do rất chính đáng ấy.
Hồi trước, khi nhà em chưa chuyển qua bên xóm này ở, cạnh nhà cũng có một ông bác hàng xóm nuôi chó. Con em (lúc đấy mới 3 tuổi) thấy con chó khoái quá nên hôm nào cũng đòi sang chơi. Em thì lúc nào cũng dị ứng với chó, mèo nên rất hạn chế cho con qua đó. Vậy mà tránh trời cũng không khỏi nắng.
Một thời gian sau, con em rất hay bị đau bụng, đi tiêu chảy nhiều lần giống hệt bệnh tả. Ban đầu, vợ chồng em cứ nghĩ do thức ăn nhưng sau khi thay đổi cách nấu nướng, con em vẫn cứ hay bị tiêu chảy thường xuyên. Người thằng bé cứ ngày càng sụt cân đi thấy rõ dù em cho con ăn đủ chất.
Theo dõi một thời gian, em thấy da thằng bé thường xuyên nổi hột đỏ, nho nhỏ rất ngứa, gần giống mụn nước, đặc biệt là sau khi ăn cá, hải sản, đậu… Nghĩ con bị dị ứng, em cho con đi khám lấy thuốc uống. Nào ngờ đâu, qua dấu hiệu lâm sàng và lời em mô tả, bác sĩ nghi ngờ nên cho con em đi xét nghiệm máu. Sau một tuần, cầm kết quả trong tay, bác sĩ hỏi em:
– Có phải gần nhà chị ở có nhà nào đó nuôi chó hoặc trong khu vực chị sinh sống có chó đúng chứ?
– Ơ… sao bác biết ạ. Dạ đúng, ngay sát nhà em luôn!
– Vậy thì kết quả này không còn gì để chối cãi nữa.
– Là sao ạ?
– Là con anh chị đã bị nhiễm sán chó. Bệnh này chữa cũng khổ đấy!
– Sán chó sao? Nhưng em cũng rất hạn chế cho con qua nhà đó chơi. Thằng bé ít khi sờ con chó đó lắm!
– Thực ra, sán chó có thể lây trong phạm vi rộng. Ngoài tiếp xúc trực tiếp còn có thể lây qua phân.
– Thôi chết rồi!
Thực ra em đã từng nghe về bệnh này và hãi nó lắm luôn í vì ở quê, mấy đứa nhỏ bị đầy ra! Nhưng vì cứ nghĩ ai tiếp xúc sẽ bị chứ đâu ngờ phân chó cũng mang cả mầm bệnh này.
Mặc dù chưa có một nghiên cứu chính thức nhưng thực tế các nhà khoa học đã thông báo có hàng trăm người bị mắc bệnh này. Nguy hiểm hơn, trẻ em dưới 8 tuổi lại là đối tượng nhạy cảm nhất vì các con hay lê la mọi người, thích chơi đùa với chó nên nguy cơ nuốt phải ấu trùng sán chó ngẫu nhiên rất cao. Cộng thêm thói quen nuôi chó mèo của nhiều gia đình càng làm nguy cơ nhiễm sán chó tăng cao hơn.
Mẹ nào chưa biết gì về bệnh này, nhân đây em cũng chia sẻ luôn:
Sán chó lây qua cả phân
Theo BS. Nguyễn Võ Hinh, Viện Sốt rét và Ký sinh trùng sán dây chó ký sinh trong cơ thể người là Diphylidium caninum. Các bác sĩ thường gọi chúng là sán dây chó. Sán dây chó trưởng thành có thể dài từ 15 đến 70cm, gồm khoảng 60 đến 175 đốt và sán già có thể rụng từ 2 đến 3 đốt, đồng thời có thể tự động bò ra ngoài hậu môn của chó nhiễm sán hoặc theo phân chó thải ra ngoài. Đây là lý do vì sao em tách con em khỏi mấy con chó mà vẫn bị dính bệnh.
Làm sao biết con có bị nhiễm sán chó để điều trị?
Thường thị người bị nhiễm sán chó không có triệu chứng rõ ràng nếu mới nhiễm. Nhưng nếu nhiễm nặng, bệnh sẽ phát từ những nốt mụn nhỏ li ti như mụn nước, rất ngứa và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày. Với trẻ nhỏ, bị nhiễm sán dây chó thường có triệu chứng lâm sàng giống như con em đấy ạ. Tức là đau bụng, đi tiêu chảy nhiều y hệt bệnh tả. Khi theo dõi, phát hiện được trẻ nhỏ mắc bệnh sán dây chó, có thể điều trị bằng thuốc quinacrine theo chỉ định của bác sĩ.
Việc điều trị sán chó nhất thiết phải do bác sĩ chỉ định sau khi đã làm xét nghiệm máu xác nhận bệnh. Nếu bệnh sán chó đã ảnh hưởng đến các cơ quan dễ tổn thương như mắt, các bé sẽ phải phẫu thuật kịp thời không thì mù mắt đấy các mẹ ạ!
Làm sao để tránh sán chó?
Bác sĩ cũng bảo em chó là nguồn lây bệnh sán chó chủ yếu cho người. Do đó, nếu cho con tiếp xúc với chó mèo, tốt nhất nên vệ sinh cá nhân cho bé thật kỹ; tránh cho trẻ lê la qua những gia đình nuôi chó hoặc khu vực chó sinh sống; nên phối hợp với các cán bộ phường hoặc dân phố để mời các bác sĩ thú y đến thăm khám, chích ngừa và tổ chức tẩy sán dây, giun đũa, giun móc… định kỳ cho chó trong khu xóm.
Ngoài ra, sán chó cũng có thể lây nếu mụn nước vỡ ra từ người bệnh. Do đó, nếu người lớn trong nhà bị nhiễm sán chó, nên cho bé hạn chế tiếp xúc.
Sán chó có gây chết người không?
Tuy rằng hiếm nhưng sán chó có thể gây chết người khi các đầu sán tăng lên cấp số nhân, lên tới hàng ngàn hàng vạn và làm vỡ nang nước, khiến hàng vạn đầu sán được phóng thích bám vào các cơ quan khác tạo nên khối u mới và dẫn đến tử vong.
Như trường hợp thằng cu nhà em, chữa chạy cả năm ròng con mới khỏi. Chưa kể, thấy cảnh con ngồi khóc vì ngứa mà mẹ không cho gãi. Rồi còn chuyện ăn uống, con cũng phải kiêng đủ thứ. Chỉ ăn được mỗi thịt heo nên thằng bé không thể đủ chất để lớn khỏe được các mẹ ạ. Đã vậy, ngày nào cũng uống mớ thuốc mà còn uống ròng rã cả năm trời. Nhìn mà xót luôn… Nhưng muốn con hết bệnh, em cũng không còn cách nào khác.
Vì đã chứng kiến con bệnh nên nói thực, dù ai chửi em chua ngoa chứ phải như nhà T, em cũng làm rần rần tới cùng. Đã sợ quá, bán nhà bỏ chạy mà qua bên này dính nhà nào nuôi chó nữa chắc em chết quá!