Nam Cực thực sự là một thế giới hoàn toàn xa lạ đối với chúng ta, những người chỉ nghe tới nền nhiệt hạ xuống dưới 20 độ là đã rên rẩm 500 câu trên Facebook cá nhân.
Nam Cực được mệnh danh là sao Hỏa trắng do điều kiện sống quá sức khắc nghiệt. Trạm nghiên cứu Concordia dành riêng cho nhóm các nhà khoa học nghiên cứu về biến đổi khí hậu được đặt tại đây còn được mệnh danh là ‘nơi tận cùng của Trái đất’ vì xa nền văn minh con người còn hơn cả trạm vũ trụ
Trên thực tế, cuộc sống của những con người ở ‘nơi tận cùng của thế giới’ diễn ra như thế nào, bạn làm sao biết được. Tuy vậy có thể chắc chắn một điều là chúng không đậm chất thơ như những bản tình ca bạn vẫn nghe hằng đêm đâu, đừng nghe mấy ông nhạc sĩ lừa…
1. Bước tới Nam Cực là mũi tự dưng… điếc đồng loạt
Trạm nghiên cứu Concordia nằm ở độ cao 3.000m so với mực nước biển, lượng oxy thì thấp, không khí loãng thôi rồi. Cái lạnh bủa vây xung quanh, bốn bể đều một màu trắng xóa, người ta tự nhiên… không ngửi thấy mùi gì nữa. Chẳng trách mà sau vài tháng công tác tại Nam Cực và trở về nhà, rất nhiều nhà nghiên cứu không giấu nổi vẻ sốc khi mũi bỗng dưng ngửi thấy cơ man là mùi. May quá, cứ tưởng hỏng mũi rồi…
2. Nhiệt độ thấp tới mức vi khuẩn cũng không sống nổi
Nhiệt độ thấp nhất tại trạm Halley vào mùa đông có thể xuống -50 độ C. Với mức nhiệt này thì chẳng có vi khuẩn nào sinh sống được. Các nhà nghiên cứu phải trang bị những lớp áo, mũ, kính, khăn… đồ sộ mới mong không rơi vào cảnh chết cóng như lũ vi khuẩn kia.
Trải nghiệm hơi hờn…
Các nhà nghiên cứu tại Nam Cực thường phải ăn đồ dự trữ sẵn bởi siêu thị cách họ tới 4.000 cây số. Vào mùa đông, nơi này không khác gì sao Hỏa vì bị cô lập bởi tuyết trắng, còn nhiều món ăn khác thì thi nhau đóng băng.
3. Ban đêm thì kéo dài 4 tháng, ban ngày thì đằng đẵng suốt hơn nửa năm
Như đã nói ở trên, bạn không nên tới Nam Cực vào thứ Hai khi trời vừa hết đông bởi sẽ phải chờ tới hơn 4.000 giờ (tương đương gần 6 tháng trời) mới thấy… mặt trời lặn. Sau đó, bạn sẽ phải sống trong cảnh tù mù suốt 4 tháng liền bởi một mùa giá rét nữa lại tới, và mặt trời thì không tài nào vươn lên cao được.
4. Ai cũng có quyền đi tiểu trong lúc tắm, trừ các nhà nghiên cứu ở Nam Cực
Nước sạch ở trạm Corcodia được tạo ra bằng cách làm tan chảy tuyết. Với nhiệt độ ngoài trời thấp như vậy, việc làm tan băng cũng tốn kha khá nhiên liệu. Bởi vậy, không ai đi tiểu trong lúc tắm cả, càng không sử dụng xà bông để kì cọ. Nước đó sẽ được lọc lại và đem ra tái sử dụng. Nếu phát hiện thấy nồng độ amoniac bỗng tăng cao, nhân viên bảo trì sẽ lập tức thông báo và yêu cầu có cuộc họp để chấn chỉnh.
Tuy nhiên tại một số trạm nghiên cứu đặt tại vùng Thung lũng khô McMurdo (nơi không có cả băng tuyết), người ta không thể cứ thế đi tiểu trên đất. Họ phải tách chất thải rắn và lỏng ra các thùng khác nhau và… gửi về nhà.
Theo Banbietchua