Trẻ sơ sinh đến 1 tuổi: thích mút tay
Nhiều mẹ không muốn cho con mút tay vì nghĩ rằng đây là một thói quen xấu, mất vệ sinh. Nhưng các chuyên gia nói rằng mút tay thể hiện sự phát triển của trẻ. Lúc này em bé đã biết cách khám phá thế giới bên ngoài và đưa tay vào miệng được miêu tả là bé đã bắt đầu học cách kiểm soát động tác tay của mình. Các mẹ không nên ngăn cản thói quen này của bé mà nên cắt móng tay, rửa tay của bé sạch sẽ để bé mút tay.
100% bố mẹ không biết những đứa trẻ thông minh từ 0-3 tuổi có những thói quen này
Trẻ từ 4 tháng đến 2 tuổi: bỏ bất cứ thứ gì vào miệng
Em bé 4-5 tháng tuổi thường đã biết cầm nắm và nhặt mọi thứ để cho vào miệng. Nhiều mẹ lo lắng vì nghĩ rằng nhiều đồ vật sẽ chứa vi khuẩn gây hại. Tuy nhiên các chuyên gia nói rằng trẻ em có cách khám phá thế giới rất riêng của mình. Đối với những đồ vật lạ, trẻ sẽ khám phá bằng miệng thông quá cách mút, liếm, cắn, nếm.
Trẻ 5 tháng đến 1 tuổi: bốc ăn mọi thứ
Đây là độ tuổi trẻ bắt đầu tập ăn dặm. Bé vẫn chưa biết sử dụng thìa hay đũa để ăn đồ ăn mà thường bốc bằng tay. Nhiều phụ huynh sẽ cảm thấy e dè khi bé dây bẩn tất cả tay chân, mặt mũi và quần áo. Nhưng các chuyên gia nói rằng đây là giai đoạn trẻ đã có những ý thức đầu tiên trong việc tự giác ăn, muốn ăn. Cho trẻ ăn bốc sẽ giúp trẻ cảm thấy quen với các loại thực phẩm và còn giúp tránh tật kén ăn, lười ăn của bé sau này. Mẹ nên dùng yếm ăn cho con và cũng lưu ý không nên cho con ăn các thực phẩm dạng hạt như hạt lạc, hạt đỗ, hạt ngô.. để tránh trẻ bị hóc, nghẹn.
Trẻ từ 5 tháng đến 1 tuổi: bập bẹ nói hoặc la hét
Trẻ từ 5 tháng tuổi trở đi đã bắt đầu bập bẹ và nói những bằng những ngôn ngữ rất đáng yêu. Các chuyên gia nói rằng đây là một cách thể hiện ngôn ngữ của em bé. Em bé 5 tháng tuổi đã biết cách thu hút sự chú ý của người khác bằng cách bập bẹ nói hoặc la hét.
Trẻ từ 6 tháng tuổi: nhút nhát, sợ người lạ
Nhiều bậc cha mẹ nhận thấy rằng em bé của mình trước đó rất tươi cười, thân thiện với mọi người, nhưng khi được 6 tháng tuổi bé bằng đầu nhút nhát, sợ người lạ, gặp người lạ là khóc. Các chuyên gia nói rằng em bé đã bắt đầu có chút kỷ niệm về người thân yêu của mình. Em bé 6 tháng tuổi đã biết phân biệt giữa người thân và những người xa lạ. Em bé đã nhớ hình ảnh của bố mẹ mình và cảm thấy sợ hãi khi đó không phải là họ. Hiện tượng trẻ nhút nhát, sợ người lạ thường mất dần sau khi trẻ được 18 tháng tuổi. Tuy nhiên, do môi trường và phương pháp giáo dục khác nhau, 1 số đứa trẻ 3-4 tuổi vẫn còn nhút nhát và sợ người lạ vì vậy mẹ nên lưu ý về điều này. Bố mẹ cũng nên thường xuyên để trẻ tiếp xúc với những người thân, hàng xóm trong gia đình để trẻ quen dần và mạnh dạn hơn trong giao tiếp với mọi người.
Trẻ từ 6 tháng đến 8 tháng tuổi: ném đồ vật
Nhiều bà mẹ thấy rằng em bé sau 6 tháng tuổi thường ném đồ vật. Dù bạn có nhặt đồ chơi lên đưa cho bé và bé lại tiếp tục ném. Không chỉ đồ chơi, bé có thể ném bất cứ đồ vật nào mình có trong tay. Các chuyên gia nói rằng ném đồ vật thực sự là một trò chơi của em bé. Thường xuyên ném đồ vật thể hiện sự hiểu biết của em bé với đồ vật xung quanh cũng như cách phối hợp tay, mắt của bé- từ đó đặt một nền móng cho sự phát triển nhận thức của bé trong tương lai.
Trẻ 6 tháng đến 3 tuổi: rất yêu một thứ đồ chơi nào đó
Trong khoảng thời gian này bé sẽ rất yêu một đồ chơi nào đó như gấu bông, quả bóng….Nếu bố mẹ lấy đi, bé sẽ khóc. Bé thậm chí sẽ ăn, ngủ, đi chơi cùng với đồ chơi này. Các chuyên gia nói rằng, yêu một thứ đồ chơi nào đó là một hiện tượng bình thường của trẻ. Nếu mẹ gần gũi âu yếm, chăm sóc trẻ, trẻ sẽ cảm thấy an toàn, yên tâm. Nhưng khi mẹ đi xa, trẻ sẽ cảm thấy sợ hãi, cô đơn và phải bám lấy một thứ đồ chơi nào đó để cảm thấy an toàn.
Trẻ 7 tháng tuổi: tức giận là cắn đồ vật
Nhiều người mẹ phản ánh rằng trẻ em mới bắt đầu mọc răng thường hay cắn, nghiến răng, mắt nhìn chằm chằm, tay nắm chặt, lắc đầu, giận dữ, đôi khi đỏ mặt. Các chuyên gia nói rằng hiện tượng trẻ nghiến răng, cắn đồ để giảm bớt sự khó chịu khi mọc răng. Mặt khác bé muốn khoe với bạn rằng bé đã có răng. Vì vậy, bố mẹ nên chuẩn bị cho bé một ít trái cây cứng như táo, cà rốt cho bé cắn để tránh bé tự cắn tay mình.
Theo phunuhiendai