Ngày nay, nhiều gia đình chọn lựa bếp từ để nấu ăn chứ không dùng bếp ga vì ưu điểm an toàn, không sản sinh nhiều khí CO hay CO2 độc hại. Lại thêm có một lớp kính cách điện tốt không phải lo lắng đến chuyện đang nấu mà bị rò rỉ, nói chung, sử dụng bếp từ là an toàn và tiết kiệm hơn nhiều.
Tuy nhiên, sẽ có ngày bạn bỗng dưng phát hiện ra, chiếc bếp từ đáng tin cậy của mình lại ngốn điện khủng khiếp, thậm chí tốn tiền gấp 2 lần bếp ga mỗi tháng thì cũng đừng ngạc nhiên. Lỗi không phải ở bếp từ, lỗi này ở người sử dụng mà ra.
- Dùng thất thường
Nhiều nhà có bếp từ nhưng vẫn dùng bếp ga để đề phòng trường hợp bị mất điện cả nhà phải “vêu” mồm hoặc đi ra ngoài ăn tiệm. Tuy nhiên, khi có bếp ga trong nhà thì cứ như một thói quen, bạn thường bật bếp ga nấu luôn cho tiện nhất là với những món hầm, phải đun nấu trong một thời gian khá dài.
Thế nhưng bạn biết không? Khi dùng bếp từ theo kiểu nắng mưa thất thường như vậy dễ khiến bếp tốn nhiên liệu và giảm tuổi thọ đi nhiều. Nếu bạn không dùng liên tục, độ ẩm xâm nhập vào bếp khiến bếp bị chập bản mạch. Đó là lý do vì sao người ta càng dùng dùng thì bếp lại càng nhanh hỏng, càng nguy hiểm, càng tốn điện.
- Sử dụng với công suất cao liên tục
Không dùng liên tục bị hỏng bếp đã đành nhưng nếu bạn dùng với công suất cao cũng có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Vì khi thiết kế người ta đã ấn định mức tối đa mà bếp có thể đạt tới là bao nhiêu rồi nhưng vẫn có lời khuyên là bạn nên dùng ở mức trung bình thôi. Nếu để nó hoạt động liên tục trong vòng 4-5 tiếng với công suất tối đa thì dễ khiến bếp bị quá tải, nóng khiến mạch điện bị nứt hoặc đứt dây.
Hơn nữa, khi bạn nấu liên tục với công suất tối đa thì bề mặt bếp vẫn nguội, bạn nghĩ không sao nhưng nguồn nhiệt lưu lại ở phía dưới đáy nồi đã đạt tới mức muốn bùng nổ, gây hại cho bộ máy bên trong.
- Rút nguồn điện ngay sau khi nấu
Ngay sau khi hoạt động, bất cứ thứ gì cũng cần có thời gian nghỉ ngơi, bếp từ cũng vậy. Khi nấu ăn, nó cần có thời gin nghỉ ngơi, làm mát lại các thiết bị. Cánh quạt làm mát chỉ hoạt động khi có điện mà thôi. Vậy nên, nếu bạn rút điện ngay sau khi nấu xong thì cánh quạt sẽ không hoạt động nữa, thiết bị bên trong bị gián đoạn khâu làm mát khiến nó vẫn cứ bị nóng như vậy.
Điều này khiến bếp vừa nhanh hỏng mà cứ duy trì như thế thì lần sau khi bạn mở bếp lên, bếp sẽ phải hoạt động gấp đôi để tản nốt phần nhiệt còn lưu lại từ lần nấu trước.
- Không chịu vệ sinh bếp thường xuyên
Bếp từ dễ bị hỏng nếu như bề mặt bị dính dầu mỡ hay ẩm ướt, lúc đó khi tiếp xúc với nhiệt độ cao bề mặt bếp sẽ bị nứt, vỡ.
Vì thế, khi nấu xong bạn nên lau chùi bếp cẩn thận để loại bỏ dầu mỡ và thức ăn không may rơi vãi ra trong quá trình nấu nướng. Một điều lưu ý nữa là khi vệ sinh bếp thì nên dùng nước ấm và khăn mềm để không làm hỏng bề mặt bếp nha.
- Không dùng đúng loại nồi
Mỗi loại bếp khi được thiết kế đều có một loại nồi dành riêng cho chúng. Ví dụ, bếp từ thì nên dùng nồi inox, nồi làm từ sắt, thép tráng men để bức xạ bên ngoài có thể khiến thức ăn nhanh nóng.
Hơn nữa, bếp từ không như bếp ga, nó khá kén nồi. Nếu bạn đặt một cái nồi nhôm hay nồi gang lên bếp từ thì đảm bảo bếp chả mấy chốc mà hỏng, tiền điện tháng đó cũng tăng vọt theo.
Đặc biệt, bếp từ vốn bằng phẳng nên nếu nồi nhà bạn có đáy lõm như kiểu nồi vẫn dùng cho bếp ga thì không thể hấp thu nhiệt tốt được. Hơn nữa, những loại nồi chảo làm từ nhôm lại còn không nhiễm từ nên dù có đặt bếp từ sáng tới đêm, bếp nóng ran hỏng rồi thì thức ăn trong nồi vẫn cứ nguội tanh nguội ngắt.
- Đặt bếp từ gần các thiết bị điện tử
Bức xạ sóng điện khi bạn nấu ăn khiến các thiết bị xung quanh cũng sẽ bị nóng lên, rất tốn điện. Mà nếu kết hợp với thời tiết nóng bức nữa thì việc cháy nổ chỉ là chuyện bình thường. Nói chung để thiết bị điện tử và bếp từ gần nhau là vừa nguy hiểm vừa tốn điện gấp đôi bình thường.
Theo oxii