Theo Y học cổ truyền, từ lá, thân, cành, rễ của cây đinh lăng đều có tác dụng chữa bệnh rất tuyệt vời. Đặc biệt với những ai thường xuyên bị ho do hen suyễn thì nên áp dụng các bài thuốc từ lá cây đinh lăng để trị dứt điểm.
Thật không ngoa khi người ta ví cây đinh lăng như là ‘người bạn của mọi nhà’, vì nó vừa có thể dùng để làm cảnh, vừa làm gia vị mà chữa bệnh cũng rất hay.
Chính vì thế mà không chỉ có Việt Nam, các nước ở khu vực Châu Á cũng đều sử dụng cây đinh lăng như một loại thuốc bổ, chống viêm, giải độc tố chống kiết lỵ, điều trị đau dây thần kinh và đau khớp, làm thuốc mỡ kháng khuẩn và chữa các bệnh về tiêu hóa…
Lá đinh lăng chữa ho do hen suyễn cực hiệu quả
Theo y học cổ truyền, lá đinh lăng có công dụng trị ho rất hiệu quả và được nhiều người áp dụng. Với những trường hợp bị ho nặng chỉ cần uống đến ngày thứ 3 thì các triệu chứng đã giảm đi rất nhiều. Vì thế, bệnh nhân nên kiên trì uống nước lá đinh lăng đến khi khỏi bệnh thì dừng lại. Bài thuốc như sau:
Nguyên liệu:Đinh lăng (tốt nhất là dùng loai đinh lăng lá nhỏ): 10- 12g khô, nếu là lá đinh lăng tươi thì cần một nắm tay. Nước: 1,5 – 2 lít. Ấm đun
Cách dùng: Lá đinh lăng rửa sạch dưới vòi nước, thái nhỏ, phơi khô và sao vàng. Mỗi ngày dùng từ 10 – 12g lá đinh lăng đã sao vàng đun uống, thay nước hàng ngày.
Chú ý đun ngày nào uống ngày đó, không để sang ngày hôm sau. Nước từ lá đinh lăng có vị thơm rất dễ uống. Bài thuốc từ lá đinh lăng an toàn cho trẻ nhỏ từ 1 tuổi trở lên, liều lượng trẻ nhỏ từ 1 – 6 tuổi bằng 1 nửa so với liều lượng của người lớn.
Ngoài ra, chúng ta còn có thể sử dụng bài thuốc sau để trị hen suyễn lâu ngày bằng cách dùng 10g rễ đinh lăng, nghệ vàng, bách bộ, đậu săn, rễ cây dâu, rau tần dày lá mỗi vị 8g, củ xương bồ 6g; gừng khô 4g.
Đổ 800ml nước sắc còn 300ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng. Mỗi liệu trình 10 ngày.
Những bài thuốc tuyệt vời khác từ lá đinh lăng
Chữa mất ngủ
Nếu bị chứng mất ngủ kéo dài, tinh thần uể oải và thiếu tập trung, hãy dùng 24g lá đinh lăng, 20g tang diệp, 20g lá vông, 12g tâm sen, 16g liên nhục. Sau đó đổ vào 400ml nước và sắc lấy 150ml.
Chia thành 2 lần uống mỗi ngày. Ngoài ra, bạn còn có thể sao vàng hạ thổ lá đinh lăng để làm gối, cách này sẽ giúp bạn dễ ngủ, ngủ sâu hơn và khi thức dậy tinh thần luôn sảng khoái.
Thải độc cho người ốm dậy, phụ nữ sau sinh
Phụ nữ sau khi sinh, người ốm dậy nên dùng lá đinh lăng nấu canh với thịt, cá để bồi bổ có tác dụng gần giống như nhân sâm. Thực hiện bài thuốc này bạn dùng khoảng 200g lá đinh lăng rửa sạch, khi canh thịt nấu sôi cho đinh lăng đun vừa chín tới, ăn nóng, giúp cơ thể sảng khoái, đẩy các độc tố ra ngoài.
Ngăn ngừa dị ứng
Lá đinh lăng tươi từ 150 – 200g, nấu sôi khoảng 200 ml nước. Cho tất cả lá đinh lăng vào nồi, đậy nắp lại, sau vài phút, mở nắp và đảo qua đảo lại vài lần. Sau 5 – 7 phút chắt ra để uống nước đầu tiên, đổ tiếp thêm khoảng 200ml nước vào để nấu sôi lại nước thứ hai.
Cách này dùng lá tươi thuận tiện vì không phải dự trữ, không tốn thời gian nấu lâu, lượng nước ít, người bệnh dễ uống nhưng vẫn đảm bảo được lượng hoạt chất cần thiết.
Một vài lưu ý về cây đinh lăng
Trong rễ đinh lăng có chứa nhiều saponin có tác dụng gần như nhân sâm, nhiều sinh tố B1. Tuy nhiên, do thành phần saponin có nhiều trong rễ đinh lăng, chất này có thể làm vỡ hồng cầu. Vì vậy, cần lưu ý khi sử dụng đinh lăng (cả lá lẫn rễ) thì không được dùng với liều lượng cao, sẽ gây ra hiện say và kèm theo cảm giác mệt mỏi, choáng váng, nôn mửa, tiêu chảy.
Ngoài ra, rễ đinh lăng lâu năm không có tác dụng chữa bách bệnh như nhiều người đồn đoán, thời điểm dùng tốt nhất là cây được trồng từ 5 đến 10 năm tuổi. Vì theo nguyên lý tự nhiên, những cây quá lâu năm có thể không còn tốt bởi các chất trong rễ cây đã bị lão hóa, không còn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng nữa.
Theo: webtretho.com