Ứa nước mắt cảnh cụ bà 90 tuổi mù lòa sống cảnh nghèo khổ không nơi nương tựa

Gần một thế kỷ sống trên đời, nhưng cuộc đời cụ vui ít, buồn nhiều. Cụ cũng không ngờ tới ngày chân mỏi, mắt chậm, lưng còng thì lại lâm vào cảnh nghèo khổ, không nơi nương tựa…

Cụ Nguyễn Thị Bấm sống một mình không ai chăm sóc hàng ngày. ảnh: T.G

Thân già khó nhọc

Trong số các cụ cao tuổi ở thôn Cổ Viễn (xã Hưng Công, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) ai cũng biết cụ Nguyễn Thị Bấm. Cụ Bấm năm nay gần 90 tuổi. Cụ đã phải trải qua bao thăng trầm của cuộc sống, nhưng nghèo khó, cô đơn mù lòa và phải sống một mình không ai chăm sóc hàng ngày.

Cụ kể về cuộc đời mình qua giọng nói đã mệt mỏi. Tuổi mười chín, đôi mươi, khi toàn quốc kháng chiến, cụ đã từng đi dân công hỏa tuyến, sau đó trở về nhà và lấy chồng. Hương lửa 5 năm nồng thắm thì chồng mất, để lại cô con gái mới 4 tuổi. Từ đó trong ngôi nhà ngói cấp 4 với mảnh vườn rộng, cụ Bấm vất vả lầm lũi đủ thứ việc nhà nông để mưu sinh cho hai mẹ con. Cuộc sống có rau ăn rau, có cháo ăn cháo, chưa bao giờ được trọn vẹn giây phút đủ đầy. Khi con gái trưởng thành, rồi đi lấy chồng, tưởng sẽ vơi bớt nhọc nhằn, có thêm tiếng trẻ bi bô cụ sẽ bớt cô đơn tuổi già. Nhưng không ngờ đó cũng là lúc cụ bắt đầu cụ phải sống một mình. Bởi con gái cụ làm dâu trong một gia đình hoàn cảnh cũng khó khăn, không có điều kiện để thường xuyên về chăm sóc mẹ già.

Đã thế mấy năm trước, mắt cụ cứ lòa dần rồi mù hẳn, tới giờ cụ không còn nhìn thấy gì, ánh sáng ban mai, hay nắng hoàng hôn cũng không rõ. Cuộc đời cụ chìm trong bóng tối, ngày cũng như đêm, mệt thì ngủ, thức dậy lại mò mẫm tự lo mọi sinh hoạt hằng ngày cho mình. Ngôi nhà quạnh quẽ, chỉ có mình cụ ra vào, nhiều khi nước mắt tuôn rơi trên hộp trầu.

Thấy cụ Bấm ở một mình nên xóm giềng cũng qua lại, cuộc sống của cụ bây giờ đều nhờ phần lớn vào sự giúp đỡ, sẻ chia của bà con xóm giềng, ai cho gì ăn nấy.

Ngôi nhà trống trước hở sau

Ảnh Internet

Ông Nguyễn Văn Tứ, hàng xóm nhà cụ Bấm ngậm ngùi cho biết, cụ Bấm khó khăn vất vả từ trẻ, giờ về già lần mò trong bóng tối. Nhà có cái bóng điện nhưng lúc bật, lúc tối mò và cụ sợ giật nên không dám bật. Vì ở gần, nên ông Tứ phải bảo cụ Bấm lúc nào muốn bật điện thì gọi để ông “bật giúp, kẻo giật chết thì khổ”.

Bà Phạm Thị Huyền, hàng xóm bên cạnh cũng thương xót chia sẻ: Cụ Bấm có một mình, cơm có bữa cụ nấu, có bữa hàng xóm bê sang cho cụ một bát, hoặc gặp cụ thì cho. Có hôm cụ rờ rẫm đun nấu cháy cả bếp, hàng xóm phải chạy vào bê cụ ra, vì mắt cụ đã mù không biết bếp cháy.

Cụ Bấm nghẹn ngào cho biết, cụ rất thương con gái, lại ngại làm phiền xóm giềng nên cố gắng chịu đựng sống cảnh cô đơn. Ngôi nhà cụ ở tồi tàn, ọp ẹp, phía trước xiêu vẹo, phía sau chắp vá bằng những mảnh ván, mảnh bạt cũ rách, trống trước hở sau. Những cây cột, thanh xà mục nát tưởng chỉ cần một cơn gió mạnh thổi qua cũng sụp. Bàn ghế, giường phản trong nhà lên màu cũ kỹ, ọp ẹp như chính chủ nhân của chúng. Hiện giờ cụ vẫn mò mẫm đun lá khô, cành củi khô với cái bếp là 2 thanh sắt bắc qua mấy viên gạch ống. Vài chiếc nồi niêu xoong chảo cũ kỹ, móp méo. Chiếc thùng thiếc đựng gạo của cụ chỉ còn hơn 1kg gạo.

Cụ Bấm kể, nhờ tấm lòng của bà con chòm xóm, nên thi thoảng cụ được cho con cá, mớ rau, quả trứng… ăn dè hà tiện. Miếng ăn tạm thời có thể xin được, nhưng lỡ chẳng may trái gió trở trời, một mình trong ngôi nhà cũng chẳng biết phải làm sao. Và tuy trí nhớ không còn minh mẫn, lúc nhớ, lúc quên, nhưng cụ Bấm vẫn biết ơn tình làng nghĩa xóm và tình yêu thương con là mãi – dù “con gái nó nghèo, tội nó”.

Ông Nguyễn Bá Thụ, Trưởng thôn Cổ Viễn cho biết, trường hợp cụ Nguyễn Thị Bấm là người cao tuổi hoàn cảnh neo đơn, có được bảo trợ của các cấp chính quyền. Nhưng khoản kinh phí không nhiều nên cụ rất khó khăn, thiếu thốn.

Đầu năm thấy mái nhà cụ sắp sụp, nên bà con trong thôn đã kêu gọi quyên góp kinh phí ủng hộ cụ sửa lại ngôi nhà để cụ sống an toàn hơn.

Dân làng Cổ Viễn đều thương cảm, lo ngại cho cụ Bấm, bởi với người bình thường trẻ khỏe sáng mắt còn vất vả kiếm sống. Trong khi cụ bà đã gần 90 tuổi, chồng chết, con không có điều kiện về chăm sóc, người thân thích không còn, bao năm nay vật vã mưu sinh trong cái đói, cái khổ, hạt gạo nhiều khi cũng không có để ăn… Giờ cụ Bấm như ngọn nến sắp tắt vẫn sống khổ sở, cô đơn.

Để san sẻ yêu thương đến những hoàn cảnh của cụ Bấm, mong các nhà hảo tâm giúp đỡ hoàn cảnh khó khăn, phần nào vợi bớt thiếu thốn nhọc nhằn của tuổi già những ngày tháng cuối cuộc đời.

Theo WTT

Du

Related Posts

Bà ngoại háo hức đón cháu về nghỉ hè, mới 1 tuần đã gọi điện hỏi: Rồi chừng nào tụi nhỏ đi học lại

Các cháu không sống cùng ông bà nên ông bà rất mong cháu về. Vậy mà chỉ trông được tuần mà ông bà đã sợ khiếp vía…

Danh tính em gái Ngân 98, da trắng như Bạch Tuyết, sở hữu cặp ‘đào tiên’ hơn 1 mét

Ngân 98 là cái tên hot nhất nhì CĐM bởi những màn khoe thân táo báo đến phản cảm và gần đây nhất là chuyện tình thị…

Bi kịch người phụ nữ “hóa điên” vì bị chồng nhờ bạn thân “giở trò” để kiếm cớ ly hôn

Cһɪ̉ ᴠɪ̀ ᴋһôпɡ ᴍᴜốп ᴄһɪɑ тàɪ ѕảп ᴄһᴏ ᴠợ ᴋһɪ ʟʏ һôп, ᴄһồпɡ ᴄһị ᴆã пɡһɪ̃ гɑ ᴍộт ᴋế һᴏạᴄһ ᴄựᴄ ᴋỳ тһâᴍ ᴆộᴄ, ᴆớп һèп… Cһúпɡ…

Một bài học trả giá quá đắt: Ngồi cạnh tài xế, đừng bao giờ đặt chân lên táp-lô nhé

Tôi tin rằng rất nhiều người khi ngồi cạnh người tài xế đều có một thói quen là đặt chân lên táp-lô. Bởi lẽ để chân như…

Đàn bà khôn: 4 việc không dừng, 3 thứ không thiếu và 2 người không đợi

Đàn bà khôn không dừng 4 việc, không thiếu 3 thứ và không đợi 2 người này. Có làm được như thế đàn bà mới mong không…

Chàng trai bắt được con cá lớn liền chụp ảnh khoe, may thay dân mạng đã cứu anh

Khá nhiều người, nhất là các bạn trẻ, thường có thói quen ‘check-in’ trước khi ăn uống. Một chàng trai Nhật Bản trước khi chế biến cá đã…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *