Tốt nhất là bạn nên bỏ 6 thói quen xấu này đi không thì suốt ngày phải đau đáu nỗi lo mang tên nồi cơm điện, vài tháng lại phải thay cũng không chừng.
Bạn đã bao giờ tự ngồi thắc mắc, mình cũng mua nồi cơm điện chất lượng cao, cũng đâu có làm gì quá đáng đâu sao nồi nhanh hỏng. 1 năm thay 2 cái là ít, lỡ mà mua phải sản phẩm kém chất lượng rẻ rẻ chút là y như rằng được tháng lại bắt đầu có dấu hiệu hỏng hóc, bong chóc.
Bạn quyết định mua một chiếc nồi thật sang, xịn để đỡ tiền sau này. Vì nhà bạn bè cũng dùng nồi ấy cả vài năm nay chưa thấy hỏng, chưa phải thay bao giờ. Ấy vậy mà vào tay bạn thì đồ xịn cũng thành đồng nát trong tích tắc. Tất cả không phải vì bạn phá của, cũng không phải vì mua đồ kém chất lượng đâu, tất cả đều có lý do riêng. Chỉ vì, bạn “lỡ tay” phạm vào mấy việc không nên, mà trong danh sách không nên làm với nồi cơm điện thì bạn đều có cả. Thành ra, nồi cơm điện cứ được ba bảy 21 ngày là y rằng không hỏng chỗ này cũng bong chỗ nọ. Lạ kỳ chưa!
1. Không dùng muôi đi kèm với sản phẩm
Mỗi chiếc nồi cơm điện khi được bán ra đều có đính kèm một chiếc muôi xới cơm. Tuy nhiên, khi mua nồi về, vì một lý do nào đó bạn nghĩ rằng chiếc mua đó là hàng đi kèm thì chất lượng không tốt hoặc giả bạn… không thích nó. Thế nên, bạn ra siêu thị chọn một chiếc muôi khác.
Với suy nghĩ, muôi nào chẳng là muôi nhựa, giống nhau cả, dùng cái nào chẳng được. Thế nhưng mà, muôi đi kèm đó là chiếc muôi đã được nhà sản xuất người ta bỏ công nghiên cứu cho phù hợp với chất liệu và kiểu dáng nồi rồi. Bạn sử dụng một chiếc muôi khác, cùng làm bằng nhựa đấy nhưng chất liệu bên trong kiểu dáng không hợp cũng có thể là nguyên nhân khiến lớp bên trong bong chóc ra.
2. Vo gạo bằng nồi
Tại sao người ta lại làm ra chiếc rá, rổ để vo gạo, đựng rau, tất cả đều có nguyên nhân cả. Nhưng chúng ta thì sao, vì tiện lợi chúng ta thường dùng nồi cơm điện làm rá vo gạo luôn, tức là để công dụng 2 trong 1. Nhưng làm như thế những hạt gạo bên trong chà xát vào lớp chống dính khiến nó dễ bị xước hơn đấy.
Đó là còn chưa kể với những chiếc nồi cơm điện giá rẻ, kém chất lượng thì việc này chẳng khác nào bạn đang phá hoại chính chiếc nồi của mình. Bảo sao chỉ nấu cơm với vo gạo mà suốt ngày phải mua nồi mới.
3. Không lau khô nồi đã cho vào cắm điện
Sau khi rửa, vo gạo xong chúng ta cần phải lau sạch phần nước, bụi bẩn bên ngoài. Việc này vừa giúp mức nhiệt lưu có thể nhanh chóng từ bên ngoài xâm nhập vào nồi khiến cơm nhanh sôi, gạo cũng vì thế mà không bị trương lên, cơm ngon hơn.
Ngoài ra, việc lau sạch còn giúp lớp vỏ nhựa bên ngoài không bị rỉ điện, cũng không bị cháy xém. Chế độ làm nóng cũng vì thế mà được đảm bảo hơn. Đừng vì một vài phút vội gì đó mà quên thao tác này, nó chính là nguyên nhân khiến chiếc nồi cơm điện của bạn nhanh hỏng hơn đấy.
4. Dùng nồi cơm điện để nấu canh và nhiều món khác
Khi sản xuất nồi cơm điện, người ta chỉ thiết kế nó cho chức năng nấu cơm chứ không phải là nồi đa năng. Nhưng chúng ta thì nghĩ tiện nên cho nào là soup, gà… vào nấu. Thành thử ra nồi cơm điện nhưng lại còn có cả công dụng làm soup, nấu canh, luộc gà, luộc xương, thậm chí nhiều khi còn kiêm luôn cả chức năng làm… nồi lẩu.
Mặc dù bạn hoàn toàn có thể nấu chín những món ăn khác nhưng nồi cơm điện thì bị ảnh hưởng không nhỏ. Nước từ bên trong những món này có thể rò rỉ hoặc tràn ra khiến nồi bị ướt, cháy, dễ hỏng hóc. Vậy nên, nồi cơm điện thì cứ để nó thực hiện đúng công năng nấu cơm của mình thôi nha.
5. Để nồi trong chế độ giữ ấm quá lâu
Nồi cơm điện chỉ có chức năng nấu cơm và giữ cơm ấm trong một khoảng thời gian. Nhưng bạn hoàn toàn không nên lạ dụng chức năng này. Có không ít người vì quên hay thế nào đó mà để nồi cơm cắm điện trong chức năng giữ ấm suốt 5, 6 tiếng đồng hồ. Kết quả là khi lấy cơm ra, nó bị khô mà nồi thì nóng khủng khiếp.
Bạn đừng nghĩ rằng mình chỉ để trong chế độ giữ ấm thì nồi không nóng lên. Ban đầu, nó có thể chỉ ấm ấm thôi nhưng nhiệt lưu “tích tiểu thành đại”, sau 5 tiếng cắm điện liên tục nó không nóng bỏng mới là lạ đó. Mà cơm cắm liên tục trong 5 tiếng lại chẳng còn chút gì ngon miệng nữa. Nên tốt nhất là bạn ăn khi nào thì cắm khi đó, không thì thôi chứ đừng để điện cắm như vậy, nồi sẽ hỏng đấy.
6. Nấu quá nhiều cơm
Bình thường, chúng ta thường mua chiếc nồi để nấu với lượng vừa phải của gia đình. Nếu có thì cũng chỉ chênh lệch chút ít, nhưng nếu gia đình có việc, khách ra vào nhiều thì bạn nên chọn nấu bằng 2 nồi hoặc có một chiếc nồi dự phòng. Bạn cũng có thể nấu xong, bỏ cơm ra rồi lại nấu chứ tuyệt đối đừng bao giờ nồi chỉ đáng nấu 5 bát gạo, mình lại cho 10 bát gạo vào để nấu.
Cách làm này không chỉ khiến cơm khó chín, ăn không ngon mà còn khiến nồi cơm điện bị lệch so với khối lượng bình thường. Mà bạn cũng biết đấy, đồ điện tử một khi nó bị sai lệch thì rất dễ hỏng hóc.
Theo WTT