Đu đủ, vả, thanh long… là những loại quả đã quá quen thuộc với người Việt. Tuy nhiên, liệu bạn có biết hình dáng cây của các loại quả này và cách chúng mọc ở trên cành, trước khi được thu hoạch cũng như xử lý ra làm sao?
1. Chà là
Cây chà là thuộc họ Cau. Do đó, đặc điểm hình thái của nó có rất nhiều nét tương đồng với các thành viên khác trong họ thực vật này như: cau, dừa, cọ…Được biết, mỗi cây chà là có chiều cao trưởng thành đạt 15-25 mét. Đến mùa đơm hoa kết trái, nó có thể mang một lượng quả khổng lồ lên đến gần 100 kg. Ngoài ra, quả chà là không hề có mùi hương. Do đó, chúng ta cần để riêng loại quả này khi cất trữ, bởi nó có khả năng hấp thụ mùi lạ rất nhanh.
2. Cây bạch hoa
Nụ bạch hoa được ngâm muối ăn như ô liu, dùng làm gia vị hoặc trộn gỏi, salad, kết hợp với các món cá, thịt bò… rất ngon. Nụ bạch hoa tốt cho tiêu hóa, chống lão hóa, cung cấp chất sắt cho phụ nữ độ tuổi sinh sản.
Bạch hoa rất phổ biến ở châu Âu, đặc biệt là vùng Địa Trung Hải. Ở Việt Nam, nụ bạch hoa thường được các vị sành ăn tìm mua ở những shop bán đồ nhập khẩu (đóng hộp như olive).
3. Vả
Cây vả là một thành viên thuộc họ dâu tằm. Cũng giống như sung, quả vả mọc trực tiếp từ thân gỗ chứ không phải từ cành lá như đa số các loài thực vật hạt kín khác. Cây vả luôn được thụ phấn bởi một loại ong bắp cày đặc biệt có tên là “Fig wasps”.
Thông thường, Fig wasps đực sẽ sống ở trong ruột quả vả và không bao giờ rời khỏi đó cho đến lúc chết. Tuy nhiên, các bà nội trợ cũng không phải lo ngại về điều này. Bởi vì, xác con ong sẽ được một loại enzyme đặc biệt của quả vả chuyển hóa thành protein, và không gây ảnh hưởng gì đến mùi vị cũng như sức khỏe người ăn.
4. Đu đủ
Có thể bạn không biết nhưng đu đủ là một loại cây thân thảo giống như cỏ hay lúa. Chiều cao của loại cây này thường đạt 3-10 mét, với lá hình chân vịt có đường kính 50-70 cm. Những quả đu đủ mà chúng ta thường ăn được hình thành từ bông hoa màu trắng xanh, vành to, đài nhỏ và có 5 cánh.
Khi còn non, quả đu đủ có màu xanh, cứng khi chín thì chuyển vàng và mềm ra. Được biết, ở thời xa xưa, người ta thường sử dụng đu đủ còn non như một loại thuốc tránh thai, bởi nó có chứa hoạt chất làm suy giảm tạm thời chức năng sinh dục của cả nam và nữ.
5. Nam việt quất
Nam việt quất là một loại quả ngoại nhập đang ngày càng phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Khác với suy nghĩ của nhiều người, cây nam việt quất thường mọc ở các vùng đầm lầy. Trong quả của loại cây này có chứa các tế bào không khí, đóng vai trò như một chiếc phao giúp quả nam việt quất nổi lên mặt nước khi chín. Để thu hoạch loại quả này, người ta thường dùng đến một chiếc lưới đặc biệt để quây chúng lại thành một vùng tập trung.
6. Quả hạch Brazil
Hạt quả hạch Brazil được bao phủ bởi lớp vỏ dày như vỏ dừa có trọng lượng 2 kilôgam. Bên trong lớp vỏ dày, mỗi kén chứa từ 8-24 hạt, và mỗi hạt được bọc trong một lớp vỏ màu nâu sẫm. Hạt nhân bên trong màu trắng, ăn được, có hương vị ngọt ngào hấp dẫn, với trọng lượng khoảng 5g.Trong bức tranh, bạn có thể thấy một quả hạch Brazil tươi.
7. Thanh long
Trên thực tế, thanh long là một loài cây bản địa của Mexico và các nước Trung, Nam Mỹ sau này mới được du nhập vào Đông Nam Á. Tên gọi “thanh long” xuất phát từ hình dáng tựa như một con rồng xanh của loài cây này. Bên cạnh thứ quả ngon ngọt, hoa của cây thanh long cũng rất đẹp và sở hữu mùi thơm dễ chịu. Hiện tại trên thế giới, có rất nhiều giống thanh long như: thanh long đỏ ruột trắng, thanh long đỏ ruột đỏ, thanh long vàng ruột trắng…
8. Wasabi
Wasabi được trồng trong nước lạnh và có tác dụng kháng khuẩn mạnh. Đó là lí do vì sao từ hàng ngàn năm nay, người Nhật đã sử dụng Wasabia như một gia vị cao cấp cùng hải sản sống để trung hòa mùi vị riêng biệt của hải sản và giúp ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm. Không chỉ về mặt hương vị độc đáo hiếm có, giống cây này là loại cây khó trồng nhất thế giới. Một củ wasabi 1kg có giá 200 Euro và chỉ có ở Nhật Bản. Gần như mọi quầy bán sushi bên ngoài Nhật Bản đều sử dụng wasabi giả: một hỗn hợp của cải ngựa, màu, bột, gia vị nhân tạo.
9. Nghệ
Nghệ là cây thân thảo lâu năm thuộc họ gừng, có củ (thân rễ) dưới mặt đất. Nó có nguồn gốc ở Ấn Độ. Củ nghệ khô giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer nhờ thành phần chứa chất curcumin. Người Ấn Độ từ ngàn xưa đã sử dụng nghệ như gia vị phổ biến. Đây lý do tại sao ở Ấn Độ, chỉ có 5% người trên 60 tuổi bị bệnh này, trong khi ở các nước khác, có tới 20% người bị ảnh hưởng bởi bệnh Alzheimer.
10. Cây đinh hương
Đinh hương là một loại thực vật trong họ Đào kim nương có các chồi hoa khi phơi khô có mùi thơm. Nó có nguồn gốc ở Indonesia và được sử dụng như một loại gia vị gần như trong mọi nền văn hóa ẩm thực. Nó có tên gọi là đinh hương có lẽ là do hình dáng của chồi hoa trông khá giống với những cái đinh nhỏ.Các chồi hoa ban đầu có màu nhạt và dần dần trở thành màu lục, sau đó chúng phát triển thành màu đỏ tươi, là khi chúng đã có thể thu hoạch. Chồi hoa đinh hương có mùi mạnh.
11. Cây mù tạt hay mù tặc
Mù tạc hay mù tạt có hạt nhỏ được sử dụng để làm gia vị bằng cách nghiền nhỏ sau đó trộn với nước, giấm hay các chất lỏng khác trở thành các loại bột nhão làm mù tạc thương phẩm. Hạt của chúng cũng được ép để sản xuất dầu mù tạt và lá non của chúng có thể ăn như một loại rau xanh. Ngoài ra mù tạt có tác dụng khử trùng rất tốt. Chất lưu huỳnh có trong mù tạt khiến côn trùng, sâu bệnh tránh xa.
12. Hạt Chia
Hạt chia là thực phẩm quen thuộc rất được ưa chuộng ở nước ngoài bởi nó rất giàu axit béo, chất chống oxy hóa, protein và chất xơ.
Theo docxem