Trong cuộc sống, khi nói chuyện với những con người bình dị như thế này, những điều tôi đạt được đều vượt xa giá trị của đồng tiền, tinh thần của tôi trở nên càng thêm phong phú tự do hơn.
Những điều tôi trải qua đều không ngừng nhắc lại một đạo lý rất đỗi mộc mạc: Không có người nào là vô giá trị – Người nào cũng là một kho tàng đáng giá ta dành thời gian đi tìm kiếm.
Lần trước tôi có dịp được đến Sài Gòn. Những ngày ở đó, phía ngoài nhà nghỉ thường xuất hiện một cô bé. Cô bé đứng chờ chỗ cửa ra vào, chống gậy, luôn chìa tay xin người qua đường. Cô bé là ăn xin. Mỗi lần nhìn thấy cô bé, tôi đều nắm lấy bàn tay chìa ra của em, hoặc là chào em bằng tiếng Việt hay cười cười ngỏ ý chào.
Ngày cuối cùng ở lại, lúc băng qua đường trước cửa nhà nghỉ, tôi tự dưng lại bị mắc kẹt trước dòng xe cộ đông đúc trên đường. Trước đó tôi nghe người khác bảo cứ trực tiếp mà đi qua đường, không cần phải nhìn lung tung, xe cộ đi qua sẽ tự khắc nhường đường. Nhưng lần này, đối mặt với dòng xe cộ tấp nập, tôi lại luống cuống tay chân. Đúng lúc tôi do dự không biết làm như thế nào thì một bàn tay kéo tôi.
Tôi cúi đầu nhìn, thì ra là cô bé ăn xin đó đang tươi cười ngẩng đầu nhìn tôi. Cô bé chỉ phía bên đường đối diện, ý là muốn dẫn tôi qua đường. Sau đó, cô bé dẫn tôi chầm chậm vượt qua dòng xe cộ ồn ào trên đường, cô bé không ngừng kéo tôi đi về phía trước.
Đến giữa đường, tôi không nhịn được nhìn lại cô bé, không khỏi thốt lên: “Em cười lên nhìn thật đẹp!” Nhìn là biết, cô bé không hiểu tiếng Anh, nhưng hiển nhiên có thể từ giọng nói cảm nhận được ý khen của tôi, bởi vì cô bé bỗng dưng dang hai tay ôm chặt tôi một cái, lúc ấy bên cạnh chúng tôi là dòng xe cộ chạy nối liền không dứt.
Sau chúng tôi tiếp tục cẩn thận băng qua đường, rốt cục an toàn đi đến bên kia đường. Cô bé ôm cổ tôi làm tôi cúi thấp người xuống liền thơm lên hai má tôi, sau đó khập khễnh đi mất, trước khi đi còn không quên quay đầu lại hướng về phía tôi vẫy vẫy tay, một nụ cười sáng chói.
Tôi chẳng qua là mỉm cười, chân thành đối đãi với họ như những người bạn, mà không phải dành cho họ những cái liếc mắt khinh bỉ. Khi bàn tay cầu xin của họ chìa hướng phía tôi, tôi chỉ nắm lấy thặt chặt, dùng tiếng địa phương thăm hỏi họ. Tất cả những việc này đều là chuyện nhỏ, ai ai cũng có thể dễ dàng làm được, nhưng đây cũng là một việc có ý nghĩa quan trọng nhất, kể cả đối với mình hay đối với người khác. Tựa như Đức mẹ Teresa từng nói: “Nếu không thể làm việc lớn, thì có thể làm những việc nhỏ với tình yêu lớn, làm những việc tầm thường với lòng yêu mến phi thường.”
Trên đường du lịch đến Ấn Độ, tôi từng thấy một người cụt cả hai chân ngồi ở bên lề đường. Lúc ấy tôi vừa xem xong người ta biểu diễn vũ điệu đường phố, đang muốn trở về chỗ ở, trong tay cầm máy ghi âm phát lại đoạn nhạc vừa mới ghi lại. Nụ cười trên gương mặt của số phận bất hạnh ấy đã hấp dẫn tôi tiến lên bắt chuyện, chúng tôi trò chuyện rất cao hứng, nói với nhau qua ngôn ngữ bằng tay và tiếng cười của những người lữ hành phiêu bạt.
Tôi làm mẫu cho ông thấy làm thế nào để dùng máy ghi âm. Ông bảo tôi đưa máy ghi âm cho ông ấy, tôi do dự một lúc liền đáp ứng. Ông cẩn thận nhìn ngắm chiếc máy ghi âm, sau đó cất tiếng ca hát, đó là một bài hát dân ca rất hay. Ồ, tôi đã hiểu, thì ra ông ấy muốn ghi lại tiếng hát để cho tôi mang về nhà, coi như một món quà cho lần gặp mặt này.
Chỉ mấy phút trước, chúng tôi còn là hai người xa lạ không quen biết, chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi lại như hai người bạn cũ gặp lại nhau. Lúc giới thiệu tên họ cho nhau, hai mắt ông ấy sáng lên lấp lánh. Đoạn tình nghĩa này tuy vô cùng ngắn ngủi nhưng lại rất chân thành, giống như một câu ngạn ngữ của Bắc Âu: “Trong lòng mỗi người đều có một vị quốc vương. Khi chúng ta kể hết tất cả với ông, ông sẽ hiện ra.”
Trong cuộc sống, khi nói chuyện với những con người bình dị như thế này, những điều tôi đạt được đều vượt xa giá trị của đồng tiền, tinh thần của tôi trở nên càng thêm phong phú tự do hơn. Những điều tôi trải qua đều không ngừng nhắc lại một đạo lý rất đỗi mộc mạc: Không có người nào là