Với các mẹ đang mang thai hoặc mới sinh con lần đầu, việc trang bị cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh là vô cùng cần thiết.
Vượt qua quãng thời gian thai ngh.é.n cực khổ, hạnh phúc đã vỡ òa khi được bế con yêu trên tay. Tuy nhiên, mẹ chưa kịp thở phào nhẹ nhõm đã phải xắn tay áo lên xông pha vào công cuộc chăm sóc con sơ sinh đầy gian nan, lạ lẫm.
Trong vòng 1 năm đầu đời, con còn khá non yếu, sức đề kháng kém nên rất dễ bị t.ổn thươ.ng, mẹ nhất định phải trang bị trước các kiến thức khoa học để chăm con thật tốt, vượt qua giai đọan này một cách êm xuôi.
1/ Trẻ sơ sinh từ 0-1 tháng tuổi
-Bé có thể ngủ từ 16-20 tiếng mỗi ngày.
-Mẹ không nên cho bé nằm gối vì sẽ ảnh hưởng tới xương cột sống hoặc gây ng.ạt th.ở cho con. Cách tốt nhất là gấp chiếc khăn xô mềm mỏng lại thành 3-4 lớp để lót đầu cho bé.
Làm cách này vừa khiến đầu con xoay qua xoay lại linh hoạt, không bị móp méo, vừa thấm hút mồ hôi tốt giúp con không bị nhiễm lạnh, cảm bệnh.
– Khuyến cáo mẹ tuyệt đối không cho con uống thêm nước (vì sẽ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, gây nguy cơ ng.ộ độ.c nước, suy dinh dưỡng bởi dạ dày của trẻ sơ sinh còn rất nhỏ và thận chưa hoạt động thuần thục).
Chỉ với bé nào uống sữa công thức thì mới cần tráng miệng cho bé bằng nước lọc để không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Đó cũng là điều mà trong các cuốn Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi các chuyên gia nhi khoa luôn khuyên các mẹ tuân thủ đúng.
-Có thể cho trẻ xem tranh ảnh đen trắng để bồi dưỡng nhận thức cho con. Nhưng lưu ý: để tranh cách mắt bé ít nhất là 20cm và mỗi tuần thì nên đổi 1 bức để trẻ tập dần khả năng phản ứng trước sự thay đổi.
2/ Trẻ sơ sinh từ 1-2 tháng tuổi
-Mẹ cho con bú 10-15 phút/lần và 3 tiếng thì cho bé bú 1 lần để dần dần tạo thói quen bú đúng giờ.
-Tập cho con biết ngẩng đầu, mỗi lần ngẩng 10 giây và một ngày tập 2 lần (làm nhẹ nhàng, từ từ).
-Không nên bế trẻ quá nhiều vì sẽ khiến trẻ “khó tính, bám mẹ”, sau này sẽ rất khó tự lập.
-Tuyệt đối không được rung lắc, đưa võng mạnh để ru con ngủ vì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới não trẻ.
3/ Trẻ sơ sinh từ 2-3 tháng tuổi
-Buổi sáng, trẻ có thể ngủ thêm khoảng 1-2 lần nên mẹ cứ để con ngủ thêm, không nên cố đánh thức con dậy sẽ khiến bé khó chịu, quấ.y kh.óc.
-Lúc này, mỗi ngày trẻ bú khoảng 6 lần, mỗi cữ khoảng 100-120ml. Trung bình lượng sữa nạp vào cơ thể trong 1 ngày là khoảng 600ml.
-Mẹ cho bé tập nhìn vào các đồ vật hình thù khác nhau rồi di chuyển đồ vật từ từ để con đưa mắt theo.
-Sau mỗi lần tắm, mẹ nhẹ nhàng massage lưng, bụng, chân tay cho con bằng dầu massage dành riêng cho da trẻ sơ sinh để trẻ phát triển hệ thống th.ần ki.nh và hoàn thiện cơ quan xúc giác.
4/ Trẻ sơ sinh từ 3-4 tháng tuổi
-Thời điểm này, thay vì dùng khăn xô lót đầu cho con, mẹ đã có thể sử dụng một chiếc gối thấp mỏng để con gối đầu.
-Mẹ nào có điều kiện thì có thể cho con đi đến các trung tâm tập bơi để bé phát triển hệ thống miễn dịch, tăng dung tích phổi, giúp con tự tin và không đánh mất bản năng bơi lội bẩm sinh trong cơ thể.
-Không cho trẻ nhìn vào màn hình ti vi hoặc điện thoại quá 3 phút vì những tia bức xạ sẽ ảnh hưởng không tốt tới mắt trẻ.
5/ Trẻ sơ sinh từ 4-5 tháng tuổi
-Một số mẹ bắt đầu cho trẻ ăn dặm ở thời điểm này. Tuy nhiên, đây là sai lầm mẹ cần tránh vì các bác sĩ khuyên từ 6 tháng trở đi mới đúng là thời điểm con tập ăn dặm.
-Răng bé có thể hơi nhú nên khó chịu, sốt, đi ngoài xì xoẹt hoa cà hoa cải.
-Mẹ nên nói chuyện với con nhiều hơn và dạy bé tập nói những từ cơ bản như mẹ, bà, ba… Kiên trì tập thì mai mốt con sẽ hiểu và biết nói rất sớm.
6/ Trẻ sơ sinh từ 5-6 tháng tuổi-Giai đoạn này trẻ vẫn bú mẹ rất nhiều. Nên tránh cho trẻ ăn sữa chua, sữa bò.
-Khi con được 6 tháng tuổi, mẹ có thể tập cho bé ăn dặm.
-Trẻ cũng bắt đầu thể hiện tính khí ngang ngược, dễ khóc quấy, khó chịu khi người khác không chiều theo mình nên mẹ cần dạy con cách kiềm chế, điều gì nên và không nên làm.
7/ Trẻ sơ sinh từ 6-7 tháng tuổi
-Nếu cho con ăn dặm thì lượng ăn dặm vừa phải, mỗi ngày chỉ nên thử 1-2 thìa và cần quan sát phản ứng của trẻ. Và khi trẻ đã quen rồi thì mới bắt đầu tăng từ từ lượng ăn lên. Lưu ý: Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh ở độ tuổi ăn dặm khuyên mẹ cho trẻ ăn dặm từ ngọt đến mặn, từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc.
-Để ý kĩ hơn tới chuyện mọc răng và vệ sinh khoang miệng cho trẻ.
-Bố mẹ thay phiên nhau đọc truyện cho con nghe, cho con xem tranh nhiều màu sắc.
-Trẻ trong giai đoạn 6-7 tháng tuổi đã bắt đầu biết giả khóc để đòi thứ gì đó nên mẹ cần theo dõi lúc nào con đang giả vờ khóc để điều chỉnh thái độ của mình, không để cho con hình thành thói quen khóc đòi.
-Tránh nổi nóng với con vì sẽ ảnh hưởng đến tính cách của con sau này.
-Trẻ dễ sợ người lạ nên mẹ từ từ cho con tiếp xúc để quen dần.
8/ Trẻ sơ sinh từ 7-8 tháng tuổi
-Không cho trẻ uống nước lạnh, nước ngọt bừa bãi.
-Có thể tập cho con thói quen dùng thìa xúc ăn và cầm cốc để uống nước.
-Trẻ có khả năng lặp lại các động tác nên hãy tranh thủ dạy trẻ nhiều việc hơn để con phát triển tư duy và thể chất một cách tốt nhất.
-Không nên hù dọa khiến trẻ bị ám ảnh về chuyện ma cỏ, “ông ba bị”. Điều này khiến trẻ lớn lên nhút nhát, mất tự tin.
9/ Trẻ sơ sinh từ 8-9 tháng tuổi
-Trẻ ăn dặm thuần thục thì mẹ có thể đổi sang cho con ăn cơm nát, bánh bao để thay đổi, giúp con hứng thú hơn trong chuyện ăn uống.
-Cho trẻ uống nước ấm để tránh bị viêm họng. Đây là cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh khoa học mà mẹ nên lưu ý kĩ.
-Không cho trẻ ăn đồ ăn vặt không lành mạnh hay những món khó tiêu.
-Đừng quên nâng cao khả năng leo trèo cho trẻ (và nhớ giám sát con thật kĩ).
10/ Trẻ sơ sinh từ 9-10 tháng tuổi
-Không cho trẻ ăn kẹo, socola vì rất có hại cho răng và hệ tiêu hóa.
-Không cho trẻ ăn đồ ăn vặt trước bữa ăn chính và cần hình thành thói quen ăn uống lành mạnh cho con.
-Cả gia đình nên ở bên nhau, cùng xem sách, đọc truyện cho con nghe vào mỗi tối để hình thành thói quen đọc sách cho con từ bé tí.
-Cho trẻ nghe nhạc cổ điển 10-15 phút mỗi ngày, chơi xép hình, tìm kiếm đồ vật…
-Bố mẹ nên sắm cho con một thùng đựng đồ chơi của riêng mình, dạy con chơi xong cất dọn đồ cất gọn vào trong đó.
11/ Trẻ sơ sinh từ 10-11 tháng tuổi
-Rèn luyện cho con kĩ năng suy nghĩ độc lập.
-Không chiều chuộng con quá. Cho trẻ chơi đồ chơi cũ chán rồi mới từ từ đưa đồ chơi mới chứ đừng đưa liền vì dễ khiến con có thói “có mới nới cũ”, “cả thèm chóng chán”.
-Cùng xem sách các con vật, đồ vật, hoa quả và dạy con gọi tên từng thứ một, lặp đi lặp lại.
-Đã đến lúc mẹ không nên cho con sử dụng xe tập đi nữa.
12/ Trẻ sơ sinh từ 11-12 tháng tuổi
-Dạy con cách lật mở từng trang sách và nhận biết các chữ số, chữ cái.
-Dạy con mạnh mẽ, tự đứng dậy khi bị ngã, không khóc nếu đó là lỗi do con gây ra.
-Cho con đi lại bằng chân trần sẽ giúp trẻ vững vàng hơn và phát triển xúc giác ở chân, rèn luyện khả năng miễn dịch.
-Dạy con nói nhiều từ hơn bằng cách gợi mở cho con nói rồi lặp đi lặp lại từ đó.
Ngoài ra, trong quá trình chăm con, mẹ để ý kĩ các dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh chậm phát triển để can thiệp kịp thời, giúp con cải thiện tình hình. Vì chậm phát triển mà để kéo dài sẽ ảnh hưởng đến thể chất và tâm lý cho con cả quãng đời sau này.
Trên đây là một số kiến thức mẹ cần phải nắm trong cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh. Còn rất nhiều điều phải học hỏi nữa nhưng đó là những thứ cơ bản nhất.
Tốt nhất các mẹ nên trang bị dần ngay từ khi mang bầu để sau sinh không phải bỡ ngỡ, mất thời gian nhiều.
Theo Phunuhiendai