Hiện nay có rất nhiều người lơ là việc tiền hành kiểm tra sức khỏe định kì với lý do không có thời gian hay ghét bệnh viện. Thế nhưng liệu bạn có biết rằng có rất nhiều bài kiểm tra sức khỏe mà hoàn toàn có thể làm tại nhà?
Dưới đây là 8 phương pháp đơn giản giúp bạn kiểm tra sức khỏe tại nhà để xem liệu sức khỏe của chúng ta có đảm bảo đang ở mức ổn định hay không.
- Kiểm tra tiểu đường
Một trong những bài kiểm tra đó chính là xác định số đo vòng 2. Hãy lấy 1 chiếc thước để đo số đo vòng 2 ở vùng xung quanh trên rốn. Đối với phụ nữ, vòng eo nhỏ hơn 86cm là bình thường còn đối với nam giới, chỉ số thích hợp là nhỏ hơn 101cm.
Ngưới có kích thước vòng eo lớn hơn số liệu trên có khả năng mắc tiểu đường tuýp 2 cao hơn gấp 5 lần người bình thường. Vào năm 2008, Nhật Bản thậm chí còn ban hành đạo luật đó là yêu cầu những người có vòng 2 lớn phải tham gia các khóa học đặc biệt để giảm cân.
2. Kiểm tra não
Để thực hiện bài kiểm tra này, bạn sẽ cần tới 1 tờ giấy trắng, 1 chiếc bút và sự giúp đỡ của 1 người bạn. Đầu tiên, hãy vẽ 1 chiếc đồng hồ và yêu cầu bạn mình nói 1 khung giờ nào đó. Ví dụ, bạn của bạn nói 10h10, bạn sẽ vẽ kim chỉ giờ và chỉ phút tương ứng với khoảng giờ đó.
Bài kiểm tra này sẽ khiến những phần não bộ chịu trách nhiệm cho sự linh hoạt của tay, khả năng nhận thức, thị giác… hoạt động 1 cách mạnh mẽ nhất. Chính vì thế, nếu bạn không có khả năng vẽ chiếc đồng hồ hay kim giờ, phút chính xác thì rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh suy giảm nhận thức nhẹ hoặc mất trí nhớ.
3. Kiểm tra cột sống
Với bài kiểm tra này bạn sẽ cần dùng đến 2 cái cân và thực hiện đứng mỗi chân trên 1 chiếc cân. Sẽ không có vấn đề gì nếu con số hiện lên trên 2 chiếc cân giống nhau. Tuy nhiên, nếu có sự khác biệt, điều đó có nghĩa là xương hông, cột sống và đầu của bạn có thể đang bị lệch tâm. Lúc này, bạn nên đến gặp ngay bác sĩ để thực hiện những bài kiểm tra chi tiết hơn nhé.
4. Kiểm tra hệ thống hô hấp
Bài kiểm tra này có tên gọi là phương pháp Shtange và bạn cần có 1 chiếc đồng hồ bấm giờ để thực hiện nó. Đầu tiên hãy đứng thẳng và kiểm tra chỉ số nhịp tim trong vòng 30 giây. Sau đó, ngồi xuống, hít vào 3 lần liên tiếp và không được thở ra. Tiếp đến hãy giữ hơi thở đó lâu nhất có thể, tính xem mất bao lâu thì bạn thở ra và tiếp tục đo nhịp tim 30 giây sau đó.
Nếu bạn giữ hơi được từ 40 – 49 giây có nghĩa là hệ hô hấp của bạn hoạt động ổn định. Ít hơn 40 giây là hệ hô hấp kém và trên 50 giây thì chúc mừng bạn có hệ hô hấp tuyệt vời đó. Tiếp đến là so sánh nhịp tim 30 giấy trước và sau khi hít thở. Nếu nó tương đương nhau (1-2 nhịp) là bình thường còn nếu chênh lệch quá nhiều có nghĩa là hệ tuần hoàn của bạn đang bị thiếu oxy.
5. Kiểm tra xương
Móng tay sẽ cho bạn biết khá nhiều điều về sức khỏe của bản thân. Nếu móng tay của bạn gồ ghề, nứt vỡ hay xuất hiện chấm trắng, điều đó thể hiện rằng cơ thể bạn đang thiếu vitamin B, sắt và cũng là dấu hiệu của bệnh loãng xương nữa.
6. Kiểm tra thị giác
Hãy nhìn vào 1 khung cửa sổ trong vòng 30 giây và rồi nhắm mắt lại. Sau đó mở mắt trái, nhắm lại rồi mở mắt phải. Nếu hình ảnh bạn nhìn thấy bị mờ và những cạnh cửa không còn song song với nhau thì bạn có nguy cơ cao bị thoái hóa điểm vàng hay mắc chứng suy giảm thị lực.
7. Kiểm tra thính giác
Hãy thử đứng cách xa 1 ai đó 4-6m rồi cố nghe xem họ đang nói gì. Nếu không thể nghe được thì bạn nên đi bác sĩ kiểm tra nhé. Tuy nhiên cũng lưu ý rằng, bài kiểm tra này sẽ không còn chính xác ở những nơi đông đúc với nhiều tạp âm.
8. Kiểm tra gan
Đứng trước chiếc gương cho tầm nhìn bao quát toàn bộ cơ thể bạn. Nếu bạn thấy một lớp mỡ ở khu vực hông thì đó chính là lượng mỡ nội tạng xung quanh vùng gan, có thể cản trở cơ quan này hoạt động bình thường. Ngoài ra, những dấu hiệu như vàng mắt, bọng mắt cũng cảnh báo gan của bạn có thể có vấn đề.
Hãy nhớ rằng những phương pháp này chỉ giúp bạn nhận biết những dấu hiệu đơn giản chứ không thể chẩn đoán bệnh 1 cách chính xác. Thế nên nếu thấy bất kì dấu hiệu nào không hợp lý thì nên đi gặp bác sĩ ngay nhé.
Theo bestie