Bà bầu luôn quan trọng hóa vấn đề, thường cảm thấy gia đình “sơ suất” và “bỏ mặc” mình, hơn nữa còn hay khóc to để gây sự chú ý của gia đình… được gọi là chứng mẫn cảm trong thai kỳ.
Bà bầu mắc chứng mẫn cảm trong thời kì mang thai thường hay bám lấy chồng và người thân trong gia đình, thường nhạy cảm với những thay đổi của cơ thể, luôn quan trọng hóa vấn đề; thường cảm thấy gia đình “sơ suất” và “bỏ mặc” mình, hơn nữa còn hay khóc to để gây sự chú ý của gia đình; trở nên nhạy cảm hơn, hay lo lắng và dễ rơi lệ, dễ suy nghĩ tiêu cực.
Nguyên nhân
Đây là bệnh thường thấy đối với phụ nữ mang thai, đa phần là do không thích ứng được với những biến đổi của cơ thể. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng mẫn cảm: về cơ thể, do không quen với các phản ứng mang thai, cũng có thể do thiếu chất dinh dưỡng; về tâm lý, quá trình chuyển đổi tâm lý từ con gái sang vai trò làm mẹ cần một thời gian để thích ứng.
Vì cơ thể không thích ứng được với sự thay đổi lớn này nên luôn mang nỗi lo lắng chuyển sang cho những người thân, quan trọng hóa vấn đề và gây sự một cách vô lý.
Thời gian mắc bệnh
Thường thấy ở đầu và giữa thời kỳ mang thai.
Phương án trị liệu
Nói chuyện với những người đã sinh con
Hầu như tất cả các mẹ đều phải trải qua quá trình thay đổi tâm lý như vậy, nói chuyện với những người có kinh nghiệm sẽ giúp bạn thấy rằng mang thai và sinh con là một điều cực kì lý thú trong cuộc đời người phụ nữ, vì vậy không có gì phải lo lắng cả.
Tìm một vài việc để làm
Toàn bộ thời gian của các mẹ đều dành cho việc dưỡng thai thì càng dễ sinh ra triệu chứng mẫn cảm. Bởi vì năng lượng của con người cần phải được giải tỏa, nếu không có gì khác để làm thì chỉ còn cách quan trọng hóa các vấn đề tâm lý đang tồn tại trong cơ thể mà thôi.
Lời khuyên cho các mẹ là không nên làm việc quá sức cũng không nên không vận động, hãy sắp xếp thời gian một cách hợp lý để làm những công việc mà trước đây mình muốn làm nhưng lại không có thời gian.
Duy trì việc giao lưu với bên ngoài
Một số bà mẹ vì muốn bảo vệ thai nhi hay giảm thiểu bệnh truyền nhiễm từ bên ngoài nên dường như đã cách biệt hoàn toàn với xã hội, hiếm khi đi đến những nơi đông đúc, khiến tâm lý càng trở nên tồi tệ hơn.
Cách tốt nhất là hàng ngày, các mẹ nên ra ngoài đi dạo công viên, đi mua sắm, thỉnh thoảng có thể đi xe bus. Khả năng miễn dịch của cơ thể các mẹ hoàn toàn có thể thích ứng với môi trường như vậy.
Trò chuyện với chồng
Đừng nổi giận vô cớ mà hãy tâm sự với chồng về những thay đổi trong cơ thể mình để anh ấy hiểu. Sự khoan dung của anh ấy có thể giúp bạn từ từ bình tĩnh trở lại.