Thời tiết nắng nóng nhiều người có thói quen uống nước lạnh để giải nhiệt. Tuy nhiên không biết rằng chính thói quen ấy lại vô tình gây hại đến sức khỏe của chúng ta mà đặc biệt là bà bầu.
Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Uống nước lạnh có thể giúp bạn cảm thấy hết khát tạm thời, tuy nhiên loại nước này có thể làm co mạch máu và hạn chế hoạt động của hệ tiêu hóa. Nước lạnh cũng làm cản trở quá trình hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể. Do đó, bạn nên tránh uống nước lạnh và các loại đồ uống có đá, đặc biệt là sau khi vừa đi nắng về. Một cốc nước mát với nhiệt độ bình thường sẽ tốt hơn cho hệ tiêu hóa và sức khỏe đấy.
Viêm họng
Viêm họng là vấn đề sức khỏe dễ gặp phải trong mùa hè, thói quen uống nước lạnh cũng là một trong những nguyên nhân gây ra chúng. Ngay khi vừa đi nắng về, uống nước lạnh sẽ làm họng phải thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Hơn nữa, nước quá lạnh có thể làm tổn thương niêm mạc họng, khiến chúng dễ bị viêm. Để tránh gặp phải tình trạng này trong những ngày hè, bạn hãy chú ý loại bỏ thói quen uống nước lạnh.
Giảm nhịp tim
Uống nước lạnh có thể làm kích thích dây thần kinh sọ thứ mười – dây thần kinh phế vị. Lúc này, bạn có thể gặp phải tình trạng nhịp tim bị giảm đột ngột. Loại bỏ thói quen trên là điều rất cần thiết để ngăn ngừa các nguy cơ gây hại sức khỏe. Những người có tiền sử mắc bệnh về tim mạch cần đặc biệt chú ý tránh mắc phải thói quen này.
Dễ gặp các vấn đề sức khỏe
Làm một hơi nước lạnh sau khi đi nắng về giúp bạn cảm thấy đã khát. Nhưng sau đó, bạn có thể gặp phải các vấn đề sức khỏe như ho, cảm hoặc sốt. Duy trì thói quen xấu này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe trong những ngày thời tiết nắng nóng. Do vậy, bạn hãy chú ý giải khát bằng những loại đồ uống có nhiệt độ phù hợp, tránh dùng đồ uống lạnh để không gây hại sức khỏe.
Tiêu hao năng lượng của cơ thể
Việc uống nước lạnh sẽ giúp bạn đánh bay cơn khát tạm thời. Sau đó, cơ thể cần tiêu hao năng lượng nhiều hơn để đưa nước về nhiệt độ trung bình, phục vụ cho quá trình hấp thụ chúng. Thay vì giúp bạn bù nước sau khi đi nắng, thói quen này còn làm tiêu tốn năng lượng của cơ thể.
Gia tăng bà bầu đi khám vì nắng nóng
Thời tiết Hà Nội đang trải qua những ngày nắng nóng nhất kể từ đầu năm đến nay. Theo các chuyên gia trong những ngày nắng nóng, trẻ nhỏ, người già và bà bầu là đối tượng dễ bị ảnh hưởng đến sức khoẻ nhất.
Tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, dù mới nắng nóng 3 ngày, nhưng số lượng bà bầu đến khám đang có chiều hướng gia tăng. Tại khoa Khám bệnh, mỗi ngày có hơn 100 bệnh nhân đến khám thai sản, đa số các bà bầu đến khám vì lo lắng thời tiết nắng nóng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.
Ths. BS Lưu Quốc Khải – Trưởng khoa đẻ A2 (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) cho biết, đây mới là thời điểm đầu hè, các bà bầu không nên quá lo lắng, ảnh hưởng đến sức khoẻ mẹ và bé.
BS Khải cũng khuyến cáo, việc các bà bầu lo sảy thai ở đầu thai kỳ hoặc sinh non ở cuối thai kỳ trong điều kiện thời tiết như hiện nay là không nên, bởi nhiệt độ cao nhất hiện tại mới ở mức 37 độ. Hơn nữa, điều kiện chăm sóc sức khoẻ tại các gia đình hiện nay là khá tốt, nên việc sảy thai, sinh non vì nắng nóng là khó xảy ra.
“Tại thời điểm hiện tại, các thai phụ nên uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả và tăng sức đề kháng cơ thể, hạn chế đi ra ngoài nắng nóng là đủ”, BS Khải khuyên.
Nước hoa quả giải nhiệt tốt cho bà bầu, nhưng không nên lạm dụng
Một vấn đề khác được rất nhiều bà bầu quan tâm trong những ngày hè, đó là việc có nên hay không uống một số lại nước giải nhiệt trong mùa hè như nước mía, nước ép dứa…
Trao đổi với phóng viên, PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh (nguyên Trưởng khoa Vi Chất Dinh Dưỡng, Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia) cho rằng, bà bầu có thể uống được hầu hết các loại nước giải nhiệt mùa hè, đặc biệt là các loại nước sinh tố, trái cây từ rau quả đều rất tốt.
Tuy nhiên, cũng như tất cả các loại đồ ăn thức uống khác, bà bầu chỉ nên uống các loại nước giải nhiệt với lượng vừa phải.
1. Cam
Không chỉ giàu vitamin C – tăng sức đề kháng cho bà bầu, nước cam còn dồi dào axit folic và kali – chất phòng chống dị tật bẩm sinh cho thai nhi và giúp sản xuất các tế bào máu khỏe mạnh.
Tuy nhiên, báo Trí thức trẻ đưa ra khuyến cáo, bà bầu nào bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn nhiều cam. Hơn nữa, nên tránh uống các loại nước cam đóng hộp vì chúng được pha chế thêm đường hóa học, nếu sử dụng sẽ không tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi.
2. Bí đỏ
Bí đỏ là một trong số nhiều thực phẩm hữu ích cho phụ nữ mang thai. Bí đỏ được coi là “siêu thức ăn” cho mắt và tim vì nó là nguồn dồi dào vitamin A, E, C và B6.
Ngoài ra, bí đỏ còn có lượng chất xơ dồi dào giúp bà bầu nhuận tràng, ngừa táo bón và trĩ – hai chứng bệnh mà nhiều thai phụ phải đối mặt. Bên cạnh đó, bí đỏ có tính chất chống oxy hóa tuyệt vời, có tác dụng tránh nhiễm trùng trong thai kỳ bằng cách tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu.
3. Đu đủ chín
Đu đủ chín rất tốt cho hệ tiêu hóa và sắc đẹp của bà bầu vì chứa nhiều chất chống oxy hóa. Ngoài vitamin A, C, đu đủ chín còn cung cấp nhiều folate (nguyên liệu chính phòng ngừa dị tật bào thai) và lưu trữ một loại enzyme giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa.
Hơn nữa, đu đủ chín lại chứa rất ít hàm lượng calo nên khi mẹ bầu ăn vào vẫn bổ sung được các vitamin và khoáng chất cần thiết nhưng lại không gây tăng cân nhanh, béo phì. Vì thế, bà bầu nào đang sợ lên cân nhanh thì hãy lựa chọn đu đủ chín cho thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của mình.
4. Dưa hấu
Dưa hấu là loại quả phổ biến được nhiều người ưa chuộng, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Nếu ăn thường xuyên, dưa hấu có thể giúp tăng bài tiết, từ đó đào thải lượng nước thừa trong cơ thể từ đó tiêu trừ sưng phù chân cho bà bầu.
Dưa hấu có thể giúp các bà bầu trong thời gian đầu của thai kỳ giảm bớt mệt mỏi, loại bỏ cảm giác nôn nao, ốm nghén.
Trong những ngày cuối thai kỳ, dưa hấu giúp lợi tiểu, giảm phù nề, giảm huyết áp, giúp bà bầu lấy lại trạng thái cân bằng trong cơ thể.Tuy nhiên, các bác sĩ dinh dưỡng cho rằng, bà bầu không nên ăn dưa hấu ướp lạnh vì dễ khiến bà bầu bị đau bụng và tiêu chảy.
5. Quả lựu
Lựu rất giàu vitamin C (nhiều hơn trong quả táo) có tác dụng giúp giải nhiệt và rất tốt cho máu. Đối với mẹ bầu, vị chua ngọt của quả lựu còn giúp giảm ốm nghén, tốt cho tim mạch, làm mềm mạch máu… Ngoài ra, dân gian có truyền tai nhau rằng, mẹ bầu ăn quả lựu sẽ giúp sau này sinh con ra có má lúm đồng tiền nữa. Vậy còn lý do gì mà chúng ta không chọn quả lựu để ăn đúng không?
6. Chuối
Trong quả chuối có chứa “serotonin” giúp kích thích hệ thần kinh, giúp mẹ bớt căng thẳng và làm tâm trạng thoải mái hơn. Ăn chuối mỗi ngày còn giúp mẹ bầu dễ ngủ và còn có tác dụng giảm đaChuối cũng rất giàu axit folic, giúp ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi. Tuy nhiên bổ sung axit folic trong thai kỳ không chỉ riêng chuối mà mẹ còn cần phải ăn nhiều thực phẩm khác và lượng axit folic cần bổ sung khi mang thai là 0,4mg mỗi ngày.
Theo Em Đẹp